Đậu phụ ăn không quá phí, nấu chung với món này là “vua canxi”, “thần dược” trường sinh bất lão

MINH MINH - Ngày 03/11/2021 06:45 AM (GMT+7)

Đậu phụ ngon, bổ, rẻ có thể trở thành những món ăn bài thuốc cực tốt nếu biết kết hợp với những thực phẩm sau.

Đậu phụ là món ăn rẻ, chỉ khoảng 2000-5000 đồng/miếng nhưng lại cực bổ dưỡng không kém gì thịt vì cũng cung cấp protein. Đậu phụ bổ là thế nhưng nhiều người chưa biết cách ăn sao cho hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm kết hợp với đậu phụ vừa tăng thêm hương vị lại cực có lợi cho sức khỏe. 

Đậu phụ + Trứng: Bổ sung canxi

Đậu phụ ăn không quá phí, nấu chung với món này là “vua canxi”, “thần dược” trường sinh bất lão - 1

Ngày nay, áp lực học hành của con người cao, lịch trình làm việc thất thường nên mọi người ít có thời gian chăm sóc bản thân, dẫn tới cơ thể thiếu khí huyết, kém ăn, khó tiêu, da vàng, tay chân lạnh, tốc độ lão hóa nhanh và khả năng miễn dịch kém. Những triệu chứng này rất dễ nhận thấy ở phần trên cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ tương tự như sữa, đối với những người không thể uống sữa do không dung nạp lactose, hoặc những người không ăn thịt và gia cầm để kiểm soát các bệnh mãn tính thì đậu phụ là thực phẩm thay thế tốt nhất. Trứng cũng là một sản phẩm bổ dưỡng tốt trong y học cổ truyền Trung Quốc, có tác dụng dưỡng huyết, bổ khí.

Thường xuyên ăn trứng và đậu phụ có thể bổ sung canxi và khí.

Cách làm: Chuẩn bị 1 miếng đậu phụ, 1 quả trứng, hành lá, dầu và một chút muối. Đập trứng ra bát, cho ít muối và hành lá vào đánh tan. Đậu hũ cắt miếng nhúng vào trứng đã đánh tan rồi đem chiên vàng. 

Đậu phụ + rong biển: "Thần dược trường sinh bất lão"

Đậu phụ ăn không quá phí, nấu chung với món này là “vua canxi”, “thần dược” trường sinh bất lão - 2

Đậu phụ nấu với rong biển được mệnh danh là “thần dược trường sinh bất lão”. Uống một bát canh đậu phụ, rong biển vào mỗi sáng sẽ ấm bụng, tốt cho sức khỏe, cả năm không ốm đau.

Rong biển có chứa các chất mannitol, iốt, kali, axit nicotinic,… có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm huyết áp, giàu chất xơ giúp trì hoãn lượng đường tăng lên rất hiệu quả.

Đậu phụ hoàn toàn không chứa cholesterol, rất thích hợp cho người cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao. Để hạ huyết áp và lipid máu, trên bàn ăn tốt nhất nên có thêm món đậu phụ.

Ăn canh rong biển đậu phụ có thể kiểm soát tốt huyết áp, lượng đường trong máu và lipid máu. Người trung niên và cao tuổi có thể muốn thử món này.

Cách làm: Chuẩn bị 1 miếng đậu phụ, 50 gam rộng biển, một ít gừng và tôm khô. Cắt đậu phụ thành 4 miếng. Rong biển rửa sạch và cắt thành từng dải. Cho một lượng nước vừa phải vào nồi, thêm rong biển đun trên lửa lớn đến khi tảo bẹ mềm. Cho đậu phụ và tôm khô vào, nêm chút muối, đun khoảng 4 phút, cho gừng thái sợi vào, đun thêm 2 phút.

Đậu phụ + huyết vịt: Bổ máu, bảo vệ gan

Đậu phụ ăn không quá phí, nấu chung với món này là “vua canxi”, “thần dược” trường sinh bất lão - 3

Máu động vật cũng chứa nhiều loại muối vô cơ và các nguyên tố vi lượng. Chẳng hạn như natri, kali, phốt pho, sắt, kẽm, mangan, đồng, coban,... những yếu tố này không thể thiếu đối với cơ thể con người.

Đậu phụ rất giàu chất đạm, đạm đậu phụ là một loại đạm hoàn chỉnh, không chỉ chứa tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, mà tỷ lệ này cũng gần với nhu cầu của cơ thể con người.

Canh đậu hũ huyết vịt có thể chứa cả đạm thực vật và đạm động vật, các loại đạm rất cân đối, lại có thể bổ sung sắt. Ngoài ra, đậu phụ còn rất tốt cho việc chăm sóc da sau sinh.

Cách làm: Chuẩn bị 1 miếng đậu phụ, 250 gram huyết vịt, hành, gừng, tiêu bột, dầu ăn, chút muối. Cắt đậu phụ và huyết vịt thành từng miếng, chần qua nước dùng. Hành lá và gừng băm nhuyễn, phi thơm. Sau đó cho thêm nước, đậu phụ và huyết vịt vào, nêm chút muối, tiêu sau khi nấu chín.

Đậu phụ + tỏi: Lựa chọn hàng đầu để giảm cân

Đậu phụ ăn không quá phí, nấu chung với món này là “vua canxi”, “thần dược” trường sinh bất lão - 4

Người có nhu cầu giảm cân không được bỏ qua món ăn này. Thêm chút tỏi để đậu phụ thơm ngon.

Đậu phụ có hàm lượng protein cao và chứa isoflavone trong đậu nành, rất tốt cho phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn sinh lý nào. Việc bổ sung tỏi không chỉ giúp tăng thêm hương vị mà còn giúp tiêu hóa và điều hòa khí.

Cách làm: Chuẩn bị 1 miếng đậu phụ, tỏi, hành lá, muối, nước tương nhạt, tiêu, đường và dầu mè. Cắt đậu phụ thành từng lát mỏng và chiên vàng cả hai mặt; Cắt tỏi thành từng khúc, thêm nước, muối, xì dầu nhạt, tiêu, đường để làm nước dùng sau. Đổ hỗn hợp nước trộn vào đậu phụ, thêm chút dầu mè và hành lá.

Những lưu ý khi ăn đậu phụ

1. Ăn điều độ

Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của đậu phụ là hơn 95%. Hai miếng đậu phụ nhỏ mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày của một người.

2. Bệnh nhân gút cũng có thể ăn

Đậu phụ cũng là một chế phẩm từ đậu nành nhưng hàm lượng purin rất thấp, người bị bệnh gút hoặc axit uric cao cũng có thể ăn điều độ trong thời gian bệnh gút ổn định.

3. Người suy thận nên ăn uống thận trọng

Những bệnh nhân như vậy nên cố gắng áp dụng chế độ ăn ít đạm (nhất là hạn chế đạm thực vật) trong cuộc sống hàng ngày, để không làm tăng gánh nặng cho thận.

Xem thêm:

4 thực phẩm ăn cùng với chuối tốt không kém ăn nhân sâm, ngăn ngừa nhiều bệnh tật

Chiên trứng với thực phẩm này, ngăn ngừa ung thư, bổ sung canxi, làm sạch gan

8 dấu hiệu cảnh báo bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn đậu phụ hay uống sữa đậu nành
Nếu sau khi ăn đậu nành hay các thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành,... mà gặp phải những triệu chứng dưới đây, chứng tỏ bạn đã bị dị...

Các vấn đề sức khỏe khác

MINH MINH (Dịch từ Abulowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe xương khớp