Người phụ nữ mỗi ngày uống một ly nước pha mật ong với giấm táo, BS nhắc một điều ai nấy đều giật mình

DIỆU THUẦN - Ngày 27/08/2023 18:48 PM (GMT+7)

Hơn 7 năm qua, mỗi ngày chị Linh đều uống 1 thìa giấm táo mật ong pha loãng với 200ml nước khi bụng rỗng và ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để khống chế căn bệnh trào ngược dạ dày.

Đi đâu cũng mang chai giấm táo mật ong theo

Chị Trần Hương Linh (hơn 50 tuổi), sinh ra tại Hà Nội, hiện sinh sống và làm việc ở Ấn Độ. Mới đây, chị đã chia sẻ với chúng tôi về việc kiểm soát được căn bệnh trào ngược dạ dày của mình nhờ thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh và sử dụng giấm táo hằng ngày.

Chị Linh kể, trước đây, vì bận công việc, một phần không chú tâm chăm sóc sức khỏe nên chị thường ăn uống thất thường, hay dùng các món cay, mặn, chua và thức khuya. Khi cha qua đời vì căn bệnh ung thư thực quản, chị mới bắt đầu chú tâm đến các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, khàn giọng, khó nuốt và thường xuyên bị ho… của mình.

Món bánh được chị Linh tự làm. Ảnh: NVCC.

Món bánh được chị Linh tự làm. Ảnh: NVCC.

Sau khi đi khám, làm xét nghiệm, chị Linh được bác sĩ chẩn đoán bị trào ngược dạ dày và dư axit dạ dày, chỉ định điều trị bằng thuốc. “Mới đầu, tôi cứ nghĩ mình bị ung thư thực quản giống cha nên rất lo lắng”, chị Linh chia sẻ.

Chị Linh cho biết, sau 7 năm uống thuốc thấy không khỏi, chị quyết định đi học phương pháp ăn uống, tập luyện khoa học để ngăn ngừa bệnh tật thì gặp được một người bạn cũng từng bị căn bệnh như chị và khống chế được khi uống giấm táo mật ong. Về nhà, chị quyết định làm theo cách mà người bạn mách.

Để có chai giấm táo mật ong đảm bảo chất lượng và vốn có kinh nghiệm về chế biến các món bánh, nước uống, chị mua nguyên vật liệu về làm. Khi thành phẩm lên men, chị bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày, chị pha 1 thìa cà phê giấm táo mật ong đã lên men với 200ml nước ấm, uống khi bụng rỗng hoặc khi có các triệu chứng nóng rát đầy bụng, ợ chua do căn bệnh trào ngược dạ dày gây nên.

“Quan trọng nhất là, chúng ta cần thay đổi lối sinh hoạt, không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Khi ăn, cần nhai kỹ, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay, hạn chế bia rượu, cà phê, các loại nước uống có ga, không ăn trái cây khi bụng no hoặc sau bữa ăn, uống nhiều nước và ăn trước khi đi ngủ 4-5 giờ. Điều đặc biệt, chúng ta không ăn khuya, tránh stress”, chị Linh chia sẻ.

Một bữa ăn của chị Linh. Ảnh: NVCC.

Một bữa ăn của chị Linh. Ảnh: NVCC.

Ngoài ra, chị, chị Linh cũng vận động 30 - 45 phút/ngày bằng đi bộ, yoga để rèn luyện sức khỏe. Chị cũng giữ lối sống lạc quan, đi du lịch nhiều nơi để tự giúp cho cuộc sống của mình thêm ý nghĩa. “Đi đâu tôi cũng mang theo chai giấm táo để uống. Mỗi khi quên mang là tôi lại khó chịu, các triệu chứng của bệnh lại xuất hiện, về đến nhà là phải pha uống ngay” chị Linh chia sẻ.

Nhờ những điều trên, hơn 7 năm qua, chị Linh đã khống chế được căn bệnh trào ngược và dư axit dạ dày. “Uống giấm táo chỉ là một phương pháp tôi đang làm, quan trọng vẫn là ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học”, chị Linh bày tỏ.

Uống giấm táo mật ong không trị được bệnh trào ngược dạ dày

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), trào ngược dạ dày là một bệnh mạn tính, đang ngày càng tăng dần ở Việt Nam. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mắc mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp thực quản và hóa ung thư. Nguyên nhân gây bệnh thường do suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị hoành, ứ đọng thức ăn tại dạ dày, áp lực ổ bụng tăng đột ngột. Stress, thói quen ăn uống không lành mạnh, béo phì… cũng là một trong những nguyên nhân mắc trào ngược dạ dày.

Điều trị trào ngược dạ dày hiện nay tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị nội khoa, ngoại khoa hay khuyên người mắc thay đổi lối sống để có thoát khỏi những phiền toái do căn bệnh này gây nên.

img alt src/upload/3-2023/images/2023-08-26/gtyui-1693039972-417-width780height780.jpg stylewidth: 600px; height: 600px; /

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, giấm táo là loại giấm được lên men tự nhiên từ táo và nước. Giai đoạn đầu lên men, đường trong táo sẽ tạo thành rượu. Tiếp tục lên men thì rượu được chuyển thành giấm. Vì vậy nó sẽ có màng giấm tự nhiên màu trắng đục nổi phía trên dày hay mỏng tùy thuộc vào vi khuẩn axetic và chất lượng táo.

Theo y học cổ truyền, trong giấm táo có một số loại axit và vi khuẩn lành acetobacter nên có thể giúp phá vỡ thức ăn trong ruột và thức ăn tồn dư trong hệ tiêu hóa. Để uống giấm táo tốt cho sức khỏe và ngừa được bệnh dạ dày thì nên cho 2-3 thìa giấm táo vào một cốc nước ấm hoặc lạnh, khuấy đề, nên iống trước khi ăn.

Tuy nhiên, bệnh viện Nguyễn Tri Phương khuyến cáo, người dân chỉ nên tham khảo cách trên. Khi có dấu hiệu của bệnh dạ dày thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cách uống giấm táo mật ong hằng ngày của chị Linh là tốt, giúp dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn khẳng định, việc khẳng định uống giấm táo mật ong giúp khỏi bệnh hay chữa bệnh dạ dày hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

“Bệnh trào ngược dạ dày ai cũng có thể mắc. Chúng ta chỉ cần ợ chua là xem như mắc bệnh này. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ hoàn toàn tự khỏi ở giai đoạn đầu nếu người mắc thay đổi lối sống, cách ăn uống khoa học hơn. Khi có các triệu chứng nặng cần đi khám chuyên khoa, đừng tin theo những lời quảng cáo chưa được kiểm chứng”, bác sĩ Tuấn khẳng định.

Người phụ nữ mỗi ngày uống một ly nước pha mật ong với giấm táo, BS nhắc một điều ai nấy đều giật mình - 4

Chị Linh thường xuyên tập yoga để rèn luyện sức khỏe. Ảnh: NVCC.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, trong mỗi loại giấm đều có axit axetic, khi đưa vào cơ thể một lượng lớn, đều đặn sẽ khiến dạ dày, đường ruột bị bào mòn. Nó cũng giết chết các men tiêu hóa, làm người uống không còn cảm giác muốn ăn. Tùy theo người uống ít hay nhiều mà có mức độ ngộ độc khác nhau. Nhưng nhìn chung, các tác hại có thể thấy rõ là làm suy nhược cơ thể, tác động đến hệ thần kinh, làm hại dạ dày, phổi…

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, nếu muốn sử dụng giấm để giảm cân hay giúp ăn uống dễ tiêu hóa hơn, bạn nên sử dụng với liều lượng nhỏ và đúng cách. Tốt nhất nên pha loãng giấm với nước rồi uống và nên uống sau khi ăn để giảm thiểu tác dụng phụ lên dạ dày. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc đang dùng thuốc nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số  trường hợp tuyệt đối không dùng giấm:

- Đang uống thuốc để chữa bệnh vì có một số loại thuốc dễ bị kết tinh trong môi trường axit của giấm sẽ gây hại cho thận.

- Người đang bị tổn thương ở xương, nếu dùng giấm sẽ làm cho chỗ xương bị tổn thương lâu liền sẹo và đau đớn.

- Người bị sỏi mật khi uống giấm sẽ làm cho túi mật kích thích, co bóp, tạo nên cơn đau.

- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nếu uống giấm sẽ làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Gia đình Hà Nội mỗi sáng uống nước 5 quả chanh để chữa đau dạ dày, giải độc gan, chuyên gia nhắc ngay điều này
Theo chia sẻ của một phụ nữ sống tại Hà Nội, mỗi sáng chị sẽ cho cả nhà uống nước 5 quả chanh để kích thích gan thải độc, làm giảm đau và trào ngược...

Thói quen có hại

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trào ngược dạ dày