Người phụ nữ đánh bại ung thư vú bằng 2 điều, làm việc này 1 giờ/tuần còn giảm 40% tỷ lệ tử vong do u vú

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 25/02/2023 11:50 AM (GMT+7)

Mắc bệnh ung thư vú và thậm chí còn mang gen ung thư nhưng nữ ca sĩ và đầu bếp người Nhật đều đánh bại căn bệnh quái ác nhờ duy trì 2 thói quen lành mạnh đó là ngủ đủ giấc và tập thể dục.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo ghi nhận tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24,5% cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ (theo Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, số liệu năm 2020). Đáng nói là bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng Nhật Bản Miki Asakura và đầu bếp Tomo Kurihara - con gái "nữ hoàng nấu nướng" Nhật Bản đều bị ung thư vú, may mắn là họ đều đã khỏi bệnh sau khi phẫu thuật.

Asakura được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào năm 2017, suy nghĩ đầu tiên của cô lúc đó là lựa chọn tiếp tục ca hát hay giữ lại bộ ngực. Sau đó bác sĩ điều trị cho biết nếu muốn tiếp tục con đường nghệ thuật, cô buộc phải trải qua phẫu thuật. Không do dự, Asakura đã đồng ý phẫu thuật cắt bỏ ngực. 

Đã khoảng 6 năm kể từ khi phẫu thuật, Asakura vẫn tích cực làm việc và khỏe mạnh, thậm chí còn tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến ung thư để giúp đỡ những bệnh nhân giống như cô.

Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng Nhật Bản Miki Asakura được chẩn đoán mắc ung thư vú năm 2017.

Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng Nhật Bản Miki Asakura được chẩn đoán mắc ung thư vú năm 2017. 

Còn Tomo Kurihara phát hiện mắc ung thư vú năm 2019. Cô cũng đã cắt bỏ toàn bộ ngực và năm 2020 còn cắt cả buồng trứng và ống dẫn trứng do trong cơ thể cô có gen ung thư, rất dễ tái phát. Từ đó đến nay, cô vẫn sống khỏe và đặc biệt chú ý tới sức khỏe cũng như khám bệnh định kỳ.

Khi được hỏi về bí quyết đánh bại căn bệnh quái ác, cả nữ ca sĩ Asakura và đầu bếp Kurihara đều có một số điểm tương đồng. 

Đảm bảo ngủ đủ giấc

Để duy trì sức khỏe tốt khi mắc ung thư, Asakura chỉ ra rằng giấc ngủ là điều quan trọng nhất. Mỗi ngày trước khi ngủ, nữ ca sĩ sẽ thư giãn cơ bắp và uống một cốc nước nóng, sau đó lên giường trước 12 giờ.

Asakura cũng cho biết chăn và bộ đồ ngủ thoải mái rất quan trọng cho giấc ngủ. Sau khi điều trị ung thư vú, làn da của nữ ca sĩ trở nên nhạy cảm hơn nên cô chỉ chuyên sử dụng một chiếc chăn thân thiện với da cô và nó đã trở thành vật dụng không thể thiếu để có một giấc ngủ thoải mái.

Đầu bếp Kurihara cũng cho rằng giấc ngủ rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống lành mạnh, mỗi tối cô đều tắm nước ấm để cơ thể thư giãn sau đó đi ngủ.

Đầu bếp Tomo Kurihara phải cắt bỏ vú, buồng trứng, ống dẫn trứng vì ung thư vú.

Đầu bếp Tomo Kurihara phải cắt bỏ vú, buồng trứng, ống dẫn trứng vì ung thư vú. 

Một nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho thấy những người thiếu ngủ không chỉ dễ mắc ung thư mà còn có tỷ lệ tái phát ung thư cao hơn. Thông qua xét nghiệm di truyền, người ta còn phát hiện thêm rằng phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ tăng khả năng mắc ung thư vú xâm lấn lên rất nhiều.

Bác sĩ Zhang Jinjian, Chủ tịch Quỹ phòng chống ung thư vú Đài Loan giải thích nếu bạn thức khuya và nhịp sinh học bị rối loạn, đồng hồ sinh học trong cơ thể có thể bị rối loạn, gây ra sự thay đổi của hơn mười chất liên quan đến viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó bạn dễ bị ung thư. Tại phòng khám ngoại trú, bác sĩ Zhang Jinjian thường thấy bệnh nhân ung thư vú hay bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng trong quá trình điều trị và theo dõi.

Bác sĩ Zhang Jinjian đưa ra một số lời khuyên về giấc ngủ như sau:

- Thời gian ngủ thích hợp của người trưởng thành là 7-9 tiếng, người già là 6-7 tiếng.

- Ngủ quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, khuyến cáo không nên ngủ quá 9 tiếng và đi ngủ trước 11 giờ đêm.

- Đừng ngủ nướng và ngủ bù để không làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa tái phát ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa tái phát ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục làm giảm 25% nguy cơ tái phát ung thư vú

Ngoài ra, tập thể dục cũng là thói quen của ca sĩ Miki Asakura và đầu bếp Tomo Kurihara để tránh sự tái phát của căn bệnh ung thư vú. 

Trong thời gian nằm viện, Asakura thường xuyên tập phục hồi chức năng để không làm giảm sức mạnh cơ bắp, nhờ đó có thể tiếp tục ca hát và làm việc vào tuần thứ hai sau khi xuất viện. Ngoài ra, cô còn tập giãn cơ và múa ba lê mỗi tuần một lần để duy trì cơ thể săn chắc và tăng cường sức mạnh.

Với Tomo Kurihara, cô chú trọng rèn luyện các bài tập cơ để không bị sụt cân sau khi mắc ung thư. Ngoài chơi golf, cô còn tập cơ bụng và lưng 100 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Eiko Yamauchi, phó giám đốc Bệnh viện Quốc tế St. Luke (Nhật Bản) và là trưởng Khoa Phẫu thuật ngực, từng nói rằng việc tập thể dục sau khi bị ung thư vú rất quan trọng. Bởi vì hóa trị và các phương pháp điều trị khác không chỉ gây phù nề mà còn khiến bệnh nhân dễ dàng hấp thụ chất béo và tăng cân. Cùng với các phương pháp điều trị khác nhau, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau khớp, khả năng vận động kém hơn và dễ tăng cân hơn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tái phát ung thư vú. 

Bác sĩ Eiko Yamauchi gợi ý rằng việc duy trì thói quen tập thể dục không chỉ có thể cải thiện tinh thần và cảm xúc mà còn làm giảm những khó chịu như đau khớp và mệt mỏi.

Tập thể dục khoảng 1 giờ mỗi tuần có thể giảm nguy cơ ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục khoảng 1 giờ mỗi tuần có thể giảm nguy cơ ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Y học Thể thao và huấn luyện viên chuyên nghiệp cho những bệnh nhân ung thư vú Osong Konji cũng khuyến khích tập thể dục càng nhiều càng tốt tùy theo khả năng của bản thân. Bác sĩ Osong Konji gợi ý bệnh nhân ung thư nên đi bộ và chạy bộ 1 giờ mỗi tuần.

Ngoài ra, do bệnh nhân ung thư vú có sức mạnh cơ bắp thấp và vùng hoạt động của vai hẹp, nên tập các bài kéo giãn vai, đồng thời tập cơ ngực và thân dưới. Theo nghiên cứu, những bệnh nhân ung thư vú có thói quen tập thể dục (cụ thể là đi bộ khoảng 1 giờ mỗi tuần) không chỉ nguy cơ tái phát ung thư vú giảm 25% mà tỷ lệ tử vong chung thậm chí còn giảm tới 40%. Lý do là tập thể dục có thể tránh béo phì và béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú.

Hiệp hội Ung thư Vú Nhật Bản cũng chỉ ra rằng trong quá trình điều trị ung thư vú (hoặc sau khi điều trị), nếu tăng cân vượt quá 10% so với trọng lượng cơ thể ban đầu, tỷ lệ sống sót có thể bị giảm. Vì vậy, trong các thói quen sinh hoạt, có thể nói vận động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ung thư vú, các chuyên gia Nhật Bản cũng khuyến nghị nên vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Nữ ca sĩ Hồng Kông U70 mắc ung thư vú nhưng 10 năm không tái phát nhờ 4 phút làm điều này mỗi ngày
Phát hiện mắc ung thư vú khi 51 tuổi, nữ diễn viên nổi tiếng Chen Meiling không hề tái phát bênh suốt 10 năm kể từ sau khi điều trị nhờ duy trì thói...

Sống khỏe

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư