Sinh ra trong một gia đình có điều kiện, ngoại hình nhìn như người mẫu, công việc thu nhập cao nhưng chàng trai không dám nhận lời yêu ai vì bí mật khó nói của bản thân.
Trưởng Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E
Nguyễn Trọng Thắng (ở Hà Nội), năm nay đã 36 tuổi nhưng chưa lập gia đình, dù trước đó gia đình và nhiều bạn bè. Thắng có ngoại hình ưa nhìn, công việc ổn định, thu nhập cao và gia đình rất có điều kiện. Chàng trai này cũng thừa nhận, có rất nhiều cô gái xinh đẹp theo đuổi, muốn được "về chung nhà" nhưng anh không dám nhận lời, dù rất muốn.
Nguyên nhân là từ khi sinh ra, Thắng chỉ có một bên tinh hoàn. Để giải quyết vấn đề này, Thắng từng phẫu thuật thoát vị bẹn hai bên nhưng không xử lý được triệt để phần tinh hoàn ẩn. Vì vấn đề ở vùng kín này, Thắng mặc cảm, tự ti và không dám thổ lộ cùng ai, cũng như không dám yêu ai. Anh chưa từng nếm "trái cấm".
Mới đây, Thắng tìm đến Bệnh viện E thăm khám với mong muốn “sửa chữa” khiếm khuyết này để sớm có người yêu, lập gia đình. TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) cho biết, khi tới viện, bệnh nhân có tinh thần bất ổn, lo lắng cho tương lai, nhưng lại sợ nếu yêu bạn gái sẽ phát hiện mình chỉ có một tinh hoàn.
Thanh niên lo sợ, tự tin vì vùng kín gặp vấn đề đến mức không dám lập gia đình. (Ảnh minh họa)
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán Thắng bị ẩn tinh hoàn bẩm sinh kèm thoát vị bẹn. Chức năng sinh sản của anh vẫn hoạt động tốt, bên tinh hoàn còn lại phát triển bình thường. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần được phẫu thuật sớm.
Theo bác sĩ Liên, nếu bệnh nhân không phẫu thuật sớm, áp lực tinh thần sẽ gia tăng, lo âu kéo dài, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Sau khi nghe lời tư vấn, anh Thắng quyết định phẫu thuật để ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư.
Bác sĩ Liên chia sẻ, tinh hoàn ẩn thường được phát hiện ở những bé trai khi vừa chào đời, một số ít nam giới trưởng thành có tình trạng này. Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện, điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn là do rối loạn trục hạ đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục, tình trạng suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin, gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ. Sự sai lệch tổng hợp testosterone do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… khiến tinh hoàn không phát triển bình thường.
Biện pháp xử lý duy nhất khi bị tinh hoàn ẩn là phẫu thuật. (Ảnh minh họa)
Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen nên dù là bé trai, sự phát triển của chức năng sinh dục nam bị ảnh hưởng, bao gồm cả sự di chuyển của tinh hoàn.
Estrogen ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu. Thai phụ mang thai nhi nam nếu sử dụng diethylstilbestrol nhiều hoặc thuốc kháng androgen, thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh.
Sự bất thường trong quá trình phát triển của dây chằng tinh hoàn, bìu khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển, không xuống đến bìu. Những yếu tố cơ học gây cản trở trong quá trình di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…
Thông thường tinh hoàn ẩn được phân thành hai dạng gồm dạng sờ được và không sờ được. Khoảng 80% tinh hoàn ẩn không thể sờ thấy được.
Để phát hiện, người bệnh có thể quan sát thấy túi bìu không cân đối. Nếu tinh hoàn bị ẩn một bên hoặc cả hai bên, túi bìu nhỏ và xẹp.
Nếu tinh hoàn ẩn được phát hiện, điều trị sớm trước 2 tuổi, chức năng sinh sản của người bệnh sẽ hồi phục tốt. Do vậy, phụ huynh nên kiểm tra tinh hoàn cho con, nếu không sờ thấy 1 hoặc 2 bên cần đưa đi khám sớm.
Với người lớn phát hiện tinh hoàn ẩn thì cần đưa tinh hoàn về đúng chỗ, tránh nguy cơ mắc ung thư. Cách điều trị duy nhất khi bị tinh hoàn ẩn là phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Tin liên quan
Hiện nay tình trạng vô sinh diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng nhiều người không chấp nhận sự thật, đặc biệt là nam giới. Khi kết hôn lâu...
Tin bài cùng chủ đề TS.BS.Nguyễn Đình Liên
Hai vợ chồng có nên cùng nhau xem phim 18+ để học hỏi các kỹ năng "yêu", khi xem nhiều liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe? TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học...
Bệnh ung thư khác