Mất ngủ là bệnh gì? Một số mẹo trị mất ngủ cho những người khó ngon giấc

H.M - Ngày 28/09/2021 22:21 PM (GMT+7)

Mất ngủ là một tình trạng thường gặp ở người già nhưng ngày nay có rất nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị mất ngủ. Mất ngủ là bệnh gì và một số mẹo trị mất ngủ sẽ được đề cập trong bài.

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ. Những người bị chứng mất ngủ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai.

Những người bị mất ngủ thường không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy sau giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA), mất ngủ là bệnh phổ biến nhất trong số tất cả các chứng rối loạn giấc ngủ. Trên thực tế, APA tuyên bố rằng khoảng 1/3 tổng số người trưởng thành báo cáo các triệu chứng mất ngủ. Có 6-10% người lớn có các triệu chứng nghiêm trọng được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn mất ngủ.

APA định nghĩa chứng mất ngủ là một chứng rối loạn mà mọi người khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ. Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán lâm sàng về chứng mất ngủ nếu cả hai đặc điểm này đều xuất hiện:

- Khó ngủ xảy ra ít nhất ba đêm một tuần trong tối thiểu 3 tháng.

- Khó ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi hoặc khó khăn trong việc duy trì cuộc sống.

Nguyên nhân của chứng mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ của bạn sẽ phụ thuộc vào loại mất ngủ mà bạn gặp phải. Mất ngủ ngắn hạn hoặc mất ngủ cấp tính, có thể do một số nguyên nhân bao gồm:

- Căng thẳng

- Gặp một sự kiện đau buồn hoặc gây sốc

- Thay đổi thói quen ngủ, chẳng hạn như ngủ trong khách sạn hoặc nhà mới

- Cơ thể bị chấn thương gây đau đớn

- Do uống một số loại thuốc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. (Ảnh minh họa)

Mất ngủ mãn tính kéo dài ít nhất 3 tháng và có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Mất ngủ nguyên phát thường không rõ nguyên nhân. Mất ngủ thứ phát xảy ra thường gắn với một tình trạng khác như:

- Các tình trạng bệnh lý khiến bạn khó ngủ hơn, chẳng hạn như viêm khớp hoặc đau lưng

- Gặp các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm

- Sử dụng chất gây nghiện

- Chứng ngưng thở lúc ngủ

- Bệnh tiểu đường

Các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới. Theo Viện Tim, Phổi và Máu của Mỹ (NHLBI), có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ, bao gồm:

- Thường xuyên căng thẳng

- Rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm hoặc đau khổ liên quan đến một sự kiện trong đời

- Thu nhập thấp

- Đi đến các địa điểm có múi giờ khác nhau

- Lối sống ít vận động

- Thay đổi giờ làm việc hoặc ca làm việc ban đêm

- Có một số vấn đề về thể trạng chẳng hạn như béo phì và bệnh tim mạch, cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Thời kỳ mãn kinh cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ.

Các triệu chứng mất ngủ

Những người bị mất ngủ thường báo cáo ít nhất một trong các triệu chứng sau:

- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng

- Ngủ không ngon giấc

- Khó ngủ hoặc không ngủ được

Những triệu chứng mất ngủ này có thể dẫn đến các triệu chứng khác, bao gồm:

- Mệt mỏi, uể oải

- Thay đổi tâm trạng

- Cáu gắt

- Bạn cũng có thể khó tập trung vào các công việc trong ngày.

Điều trị chứng mất ngủ

Có cả phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc cho chứng mất ngủ. Các bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể cần thử một số phương pháp điều trị khác nhau trước khi tìm ra phương pháp hiệu quả nhất cho mình.

Liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ mãn tính ở người lớn. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên quan của mình với một bác sĩ tâm lý hoặc một nhà trị liệu.

Phương pháp "vệ sinh" giấc ngủ cũng được khuyến khích. Đôi khi, những hành vi cản trở giấc ngủ gây ra chứng mất ngủ. "Vệ sinh" giấc ngủ có thể giúp bạn thay đổi một số hành vi gây rối này. Các thay đổi được đề xuất có thể bao gồm:

- Tránh đồ uống có chứa caffein gần giờ đi ngủ

- Tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ

- Giảm thiểu thời gian trên giường khi bạn không có ý định đi ngủ, chẳng hạn như xem TV hoặc lướt web trên điện thoại

Nếu bạn có rối loạn tâm lý hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn góp phần gây ra chứng mất ngủ, việc điều trị những vấn đề này có thể giúp giảm bớt tình trạng khó ngủ.

Thuốc trị mất ngủ

Đôi khi, thuốc được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Một ví dụ về thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để chữa mất ngủ là thuốc kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine (Benadryl).

Các loại thuốc như thế này có thể có tác dụng phụ, đặc biệt là về lâu dài, vì vậy, điều quan trọng là phải hỏi sự tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc không kê đơn cho chứng mất ngủ.

Thuốc theo toa có thể được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ bao gồm: Eszopiclone (Lunesta), Zolpidem (Ambien)

Nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào để điều trị chứng mất ngủ. Có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc tương tác thuốc. 

Mất ngủ nên uống gì?

Thay đổi lối sống hoặc thử các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp kiểm soát hiệu quả nhiều trường hợp mất ngủ. Một số loại đồ uống mà những người mất ngủ nên uống để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Trong đó có thể kể đến:

- Sữa ấm 

- Trà thảo mộc 

- Trà hoa cúc

- Nhụy hoa nghệ tây

Một số mẹo chữa mất ngủ

Thiền

Thiền là một phương pháp tự nhiên, dễ dàng, không dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Theo một nghiên cứu năm 2015, thiền có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Theo Mayo Clinic, thiền cũng có thể giúp điều trị các tình trạng có thể góp phần gây mất ngủ. Bao gồm:

- Căng thẳng, lo lắng

- Phiền muộn

- Vấn đề về tiêu hóa

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu là chất lỏng thơm được làm từ nhiều loại cây, hoa, lá,... Các loại tinh dầu được cho là giúp bạn ngủ ngon bao gồm:

- Hoa cúc la mã

- Cây tuyết tùng

- Hoa oải hương

- Gỗ đàn hương

Một đánh giá của 12 nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy liệu pháp hương thơm có lợi trong việc thúc đẩy giấc ngủ.

Một nghiên cứu khác cho thấy hoa oải hương đặc biệt hữu ích trong việc thúc đẩy và duy trì giấc ngủ. Nghiên cứu báo cáo rằng hỗn hợp các loại tinh dầu làm giảm rối loạn giấc ngủ và tăng cường sức khỏe ở người lớn tuổi.

Tinh dầu thường không gây tác dụng phụ khi sử dụng theo chỉ dẫn. 

Nguồn tham khảo:

Everything You Need to Know About Insomnia - đăng tải trên trang tin y tế Health Line. Xuất bản ngày 27/7/2020.

Ăn gì cho tim khỏe? Những thực phẩm tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua
Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tim mạch. Dù bạn khỏe mạnh hay đang mắc bệnh tim cũng cần biết lựa chọn những thực...

Thực phẩm phòng bệnh

H.M (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mất ngủ