Theo các bác sĩ, dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư, vì vậy, người bệnh không nên quá kiêng khem mà cần ăn đủ chất, giàu năng lượng và giàu đạm để cơ thể có sức chống lại tế bào ung thư.
Bác sĩ Cảnh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đường tiêu hóa và có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về kỹ thuật nội soi và...
Bệnh đang kiểm soát tốt thì chuyển nặng vì nghe theo lời quảng cáo
Mới đây, Ths.BS Trần Đức Cảnh, Bệnh viện K Trung ương đã chia sẻ về trường hợp nữ điều dưỡng tên Hoàng Tuyết Linh (ở Hà Nội) mắc sai lầm khi tham gia khóa nhịn ăn để chữa lành.
Bác sĩ Cảnh cho biết, chị Linh phát hiện mắc ung thư phổi vào năm 2012. May mắn, khối u chưa to, chị Linh được phẫu thuật cắt bỏ, sau đó điều trị tiếp hóa chất và đáp ứng tốt.
ThS.BS Trần Đức Cảnh. Ảnh: BSCC.
Tế bào ung thư phổi của chị Linh sau đó được kiểm soát tốt. Đến đầu năm 2022, bệnh của chị Linh tái phát, gây tràn dịch màng phổi và có chỉ định điều trị hóa chất lại. Nhờ tuân thủ điều trị tốt, bệnh của chị một lần nữa được kiểm soát.
Khoảng vào tháng 2 vừa qua, chị Linh được người quen giới thiệu cho khóa nhịn ăn chữa lành. Theo người giới thiệu, khóa nhịn ăn này được tổ chức ở Đắk Lắk, người tham gia được hấp thu năng lượng đất trời thì có thể chữa khỏi bệnh ung thư, hoặc làm khối u tự teo nhỏ lại.
Tin theo lời người quảng cáo, chị Linh đến Đắk Lắk tham gia khóa học trong một tháng, với hi vọng có thể loại bỏ được tế bào ung thư phổi ra khỏi cơ thể. “Chưa tròn tháng, cô ấy bị trả về với gia đình, chỉ còn da bọc xương, sụt đến 10kg so với trước khi tham gia. Nhưng đó không phải là điều tồi tệ nhất, cô bị mất trí nhớ, lơ mơ với mọi thứ, cơ thể quá yếu ớt không thể tiếp tục điều trị theo phác đồ hoá chất nữa”, bác sĩ Cảnh chia sẻ.
Điều tệ hơn là, tế bào ung thư của chị Linh đã di căn đến não, khối u đang phát triển rất nhanh. “Hiện bệnh của cô ấy đã phát triển đến mức trầm trọng, thực sự không còn lối thoát, không còn hy vọng”, bác sĩ Cảnh thông tin.
Theo bác sĩ Cảnh, trường hợp của nữ điều dưỡng trên vừa đáng thương vừa đáng trách. Vì vậy, bác sĩ Cảnh khuyến cáo, mọi người, nhất là những bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư hãy cảnh giác, đừng vì tin theo những lời quảng cáo mà để tiền mất, sức khỏe không còn và phải hối hận.
Sau một tháng tham gia khóa nhịn ăn chữa lành, bệnh ung thư phổi của chị Linh chuyển sang giai đoạn cuối. Ảnh minh họa.
Người mắc ung thư nên ăn đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt
Theo bác sĩ Cảnh và GS.TS Lê Thị Hương, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư. Do đó, chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng: Ngũ cốc để cung cấp năng lượng, thịt cá để cung cấp protein, dầu mỡ chứa chất béo, rau quả mang lại vitamin và khoáng chất.
Có một thực trạng hiện nay là các bệnh nhân ung thư thường lựa chọn chế độ ăn kiêng khem một cách cực đoan, vì lo sợ nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ “vỗ béo” tế bào ung thư, khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn. Thậm chí, không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, việc tuyệt thực có thể ép chết tế bào ung thư, giúp mình khỏi bệnh.
“Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng này được cổ súy trên một số trang mạng xã hội, và không ít người bán hàng đánh vào tâm lý của người bệnh ung thư mà đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khoa học. Người bệnh ung thư áp dụng chế độ ăn theo lời quảng cáo có khi sẽ mất mạng vì suy kiệt, thiếu sức đề kháng, thiếu năng lượng trước khi chết vì ung thư ”, tiến sĩ Hương chia sẻ.
Theo tiến sĩ Hương, cơ thể của bệnh nhân ung thư luôn cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Cả hai tế bào này đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản là, bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Vì vậy, người bệnh cần ăn đầy đủ chất, ăn lành mạnh không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số điều dưới đây:
Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư cần ăn đủ chất dinh dưỡng, giàu năng lượng và đạm, không nên kiêng khem. Ảnh minh họa.
- Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm.
- Kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào.
- Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.
- Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.
- Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn.
- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.
- Giữ vệ sinh răng, miệng sạch sẽ.
- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn như cháo, súp...
- Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ hoặc nuôi dưỡng thay thế.
* Tên người bệnh trong bài đã được thay đổi.
Tin liên quan
Phú Thọ - Người phụ nữ 34 tuổi đi khám vì đau vai trái âm ỉ ba năm, kết quả chẩn đoán ung thư phổi với khối u dài 12 cm, hiếm gặp.
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Dù đã qua đời nhưng những lời khuyên về việc phòng chống ung thư của bác sĩ Xu Linyou vẫn là bài học quý giá cho mọi người.
Hành vi nuông chiều con quá mức đã khiến bố mẹ của đứa trẻ phải ân hận cả đời.
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Trần Đức Cảnh
Theo các bác sĩ, khối ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm rất nhỏ và chưa sùi loét, vì vậy, khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa cho người bệnh, bác sĩ cần thực hiện kỹ và chụp nhiều ảnh...
Bệnh ung thư khác