Được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày sớm từ dấu hiệu đau tức bụng nhưng phải đi khám 3 nơi, bà Hoàn mới tin mình bị bệnh.
Bác sĩ Cảnh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đường tiêu hóa và có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về kỹ thuật nội soi và...
Đau tức bụng, chán ăn, mệt mỏi hãy đi khám ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, có tỷ lệ mắc thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ.
Theo Ths.BS Trần Cảnh, Bệnh viện K (Hà Nội), ung thư dạ dày có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
Bà Hoàn phát hiện ung thư dạ dày sớm nhờ dấu hiệu đau tức bụng. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Cảnh mới chia sẻ trường hợp bà Nguyễn Thị Hoàn (SN 1964, ở Nha Trang) vừa điều trị được ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu.
Trước đó, bà Hoàn bị đau tức bụng nên đến một bệnh viện ở TP.HCM khám, làm các xét nghiệm thì được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Bác sĩ khuyến cáo bà nên phẫu thuật cắt đoạn để loại bỏ khối u. Nhưng bà không tin mình đang hoàn toàn khỏe mạnh, không bị sút cân lại mắc ung thư nên đã sang Singapore khám lại. Tại đây, bà nhận kết quả tương tự.
Do chi phí điều trị ở nước ngoài vượt quá với khả năng, bà tìm đến bác sĩ Cảnh khám một lần nữa và nhận kết quả giống như trên. Bác sĩ Cảnh cho biết, bà Hoàn được nội soi cắt bỏ khối u.
Ca phẫu thuật được thực hiện thành công trong 1 giờ. Nữ bệnh nhân sau đó hoàn toàn tỉnh táo, và không đau đớn.
Cuối tháng 3 vừa qua, bà Hoàn tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một điều vui là, kết quả nội soi dạ dày của bà không có u, không có giãn tĩnh mạch, tâm vị bình thường, các kết quả khác cũng bình thường.
Theo bác sĩ Cảnh, ngoài đau tức bụng như của bà Hoàn thì chán ăn, sút cân chưa rõ nguyên nhân và mệt mỏi, ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài phân bất thường cũng là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác như loét dạ dày, rối loạn vị giác hay trào ngược thực quản… Vì vậy, hầu hết nhiều người chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
Theo bác sĩ Cảnh, nội soi kỹ là cách giúp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Cảnh khuyến cáo, khi gặp các dấu hiệu trên, mọi người nên đi khám và thực hiện tầm soát để biết mình có mắc bệnh hay không. Hoặc chúng ta hãy tầm soát ung thư định kỳ để không chỉ sớm phát hiện ung thư dạ dày mà còn nhiều bệnh ung thư khác.
Người Nhật sống thọ dù có tỷ lệ mắc ung thư cao là nhờ được nội soi dạ dày kỹ
Theo bác sĩ Cảnh, thực hiện nội soi dạ dày có thể giúp người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhưng cần nội soi kỹ lưỡng, ít nhất trong 10 phút. Lúc này, các bác sĩ sẽ chụp 22 ảnh với soi dạ dày để quan sát tỉ mỉ từng cm đường tiêu hóa của người bệnh, từ đó đảm bảo rằng không có một tổn thương nào dù là nhỏ nhất bị bỏ sót.
“Nhật Bản là nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới, chủng vi khuẩn HP cũng độc nhất thế giới, nhưng tuổi thọ lại rất cao, một phần là do họ được phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm và sau đó biết cách phòng ngừa hiệu quả”, bác sĩ Cảnh chia sẻ.
Bác sĩ Cảnh cho rằng, việc nội soi quá nhanh dễ bỏ sót tổn thương ở giai đoạn đầu, vì thế mọi người nên chọn nơi uy tín, bác sĩ có tay nghề và chuyên môn tốt để khám nhằm cho kết quả tốt nhất.
Ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động là cách giúp ngừa mặc bệnh ung thư dạ dày. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Cảnh, ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, không chỉ tại Việt Nam. Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, nội sinh, di truyền và thói quen sinh hoạt, ăn uống...
Vì vậy, theo bác sĩ, ngoài việc tầm soát ung thư định kỳ, đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường thì thực hiện tốt các điều sau cũng là cách giúp chúng ta phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa:
- Chọn chế độ ăn tăng chất xơ, giảm chất béo xấu.
- Uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng cho đường ruột.
- Tập trung khi ăn, nhai chậm và kỹ.
- Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe như uống rượu, hút thuốc, thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích…
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, giảm cân, các cơ quan hoạt động tốt, đặc biệt có thể góp phần loại bỏ nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Tin liên quan
Nghiên cứu cho thấy người nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm khác.
Rửa chén bát tưởng chừng là công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách có thể sẽ gây nhiều ảnh...
Nhiều người nghĩ rằng ung thư chỉ có thể xảy ra ở những người già nhưng ngày nay có không ít người trẻ đã mắc ung thư.
Những thói quen ăn uống hàng ngày là nguyên nhân chính khiến cho các nước châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn các quốc gia châu Âu.
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Trần Đức Cảnh
Theo các bác sĩ, khối ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm rất nhỏ và chưa sùi loét, vì vậy, khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa cho người bệnh, bác sĩ cần thực hiện kỹ và chụp nhiều ảnh...
Bệnh ung thư khác