Nữ nhân viên văn phòng đau cổ vai gáy tưởng do ngồi nhiều, đi khám mới biết xương đã bị tiêu vì quá chủ quan

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/10/2024 14:00 PM (GMT+7)

Nữ nhân viên văn phòng bị đau cổ vai gáy, nghĩ do làm việc và ngồi một chỗ nhiều nên chủ quan không đi khám, chỉ điều trị bằng đông y. Khi cơn đau không thể chịu đựng được, nữ bệnh nhân đi khám thì bàng hoàng phát hiện nguyên nhân thật sự phía sau.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/4-2024/images/phuongld/nu-nhan-vien-van-phong-bi-dau-co-vai-gay-nghi-do-ngoi-nhieu-khi-di-kham-xuong-da-bi-tieu-vi-qua-chu--anh-1729485808-902-width600height329.jpg /

Theo đó, chị N.T.L (31 tuổi), đang làm nhân viên văn phòng ở Hà Nội, 6 tháng gần đây xuất hiện tình trạng đau vùng cổ vai gáy, do nghĩ ngồi văn phòng nhiều nên chủ quan không đi khám, mà chỉ điều trị bằng đông y. Thời gian gần đây, cơn đau ngày càng nhiều, lan nhiều xuống vùng tay trái nên chị L mới đến viện thăm khám.

Qua khai thác tiền sử, chị L cho biết, chị từng bị ung thư vú, đã điều trị ổn định cách đây 3 năm. Mới đây, chị có đi kiểm tra ở phòng khám tư nhưng không phát hiện bất thường. Do vậy, bản thân chị L chỉ nghĩ mình bị đau cổ vai gáy thông thường.

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường tại cột sống cổ, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính để đánh giá chi tiết hơn. Kết quả cho thấy tổn thương tiêu xương tại thân đốt sống C3, nghi ngờ là u xương thứ phát, nên tiếp tục đề nghị chụp MRI bổ sung để làm rõ chẩn đoán. Kết quả MRI ghi nhận hình ảnh tổn thương gây xẹp thân đốt C3, theo dõi di căn (metastases). Dựa trên cơ sở kết quả cận lâm sàng đã thực hiện, bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú di căn xương đốt sống cổ C3. Chị L sau đó được chuyển sang một bệnh viện lớn điều trị.

Nữ nhân viên văn phòng đau cổ vai gáy tưởng do ngồi nhiều, đi khám mới biết xương đã bị tiêu vì quá chủ quan - 2

Tổn thương tiêu xương thân đốt C3, phá vỡ vỏ xương, đẩy lùi vào ống sống của bệnh nhận ghi nhận trên hình ảnh chụp CT. 

Bác sĩ chuyên khoa 1 Kiều Trí Lộc - Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, ung thư di căn xương (Bone metastases) là tổn thương thường gặp nhất phổ biến trong các khối u ác tính ở xương. Xương là cơ quan phổ biến thứ 3 bị ảnh hưởng bởi di căn, chỉ đứng sau phổi và gan.

Theo bác sĩ Lộc, khi ung thư di căn tới xương, tế bào ung thư sẽ tăng sinh, phát triển quá mức, gây ra nhiều hệ lụy như phá hủy cấu trúc xương, làm cho xương trở nên dễ gãy và gây nên các triệu chứng ban đầu như có thể xuất hiện đau ngắt quãng.

Theo thời gian, tiến triển của u phát triển cơn đau có thể trở nên liên tục, nghiêm trọng hơn khi vận động, đau tăng về đêm, không giảm khi nghỉ ngơi. Nếu gãy xương chèn ép vào tủy sống có thể gây liệt khu trú các bộ phận như tay, chân. Những vị trí xương thường bị ảnh hưởng bao gồm cột sống, hộp sọ, xương sườn, xương cánh tay, xương đùi, xương chậu và đôi khi di căn đến tủy xương.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú di căn xương là bệnh nhân mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, thận và tuyến giáp. Những người này cần thận trọng và chủ động kiểm tra khi xuất hiện các triệu chứng như: đau xương kéo dài, gãy xương không rõ nguyên nhân, yếu cơ, hoặc giảm khả năng vận động.

Bác sĩ Lộc khuyến cáo, mọi người không nên chủ quan kể cả với những cơn đau cổ vai gáy thông thường. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Lộc khuyến cáo, mọi người không nên chủ quan kể cả với những cơn đau cổ vai gáy thông thường. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Lộc khuyến cáo, việc phát hiện sớm ung thư di căn xương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Khi có những dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra.

“Khi ung thư vú di căn, đặc biệt là di căn đến xương, điều trị vẫn có thể kiểm soát được bệnh song không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Việc làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư sẽ giúp kéo dài sự sống, giảm đau đớn, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh”, bác sĩ Lộc cho hay.

Theo một nghiên cứu năm 2018, thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư vú di căn xương là 8,3 năm, trong đó 41% sống được trên 10 năm và 73% sống được trên 5 năm. Tuy nhiên, kết quả này còn tùy thuộc vào mức độ di căn và khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Do vậy, việc chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách thực hiện tầm soát ung thư vú tại các cơ sở y tế uy tín là rất cần thiết để bệnh không còn là “án tử” với phái đẹp.

Ăn chậm có tốt cho hệ tiêu hóa hơn ăn nhanh? Cách ăn ai cũng nghĩ là đúng nhưng lại gây hại cho sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe, việc thực hiện ăn uống một cách khoa học và hợp lý là rất quan trọng, tuy nhiên không ít người đang thực hiện sai. Bài quiz dưới...

Chế độ ăn uống

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ung thư vú