Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia (NINDS), đau lưng dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những khuyết tật liên quan đến công việc.
Hầu hết đau lưng dưới là kết quả của chấn thương, chẳng hạn như bong gân hay căng cơ khi chuyển động đột ngột hoặc nâng vật nặng. Đau lưng ở bên dưới cũng là kết quả của một số căn bệnh nhất định như ung thư tủy sống, đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp, nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng cột sống. Đau lưng cấp tính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, còn đau lưng kinh niên là cơn đau kéo dài hơn 3 tháng.
Đau lưng bên dưới có nhiều khả năng xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 50. Đây là phản ứng của những thay đổi và lão hóa trong cơ thể. Khi bạn lớn lên, hàm lượng chất lỏng giữa đốt sống ở cột sống giảm, khiến cho phần đĩa trong xương sống dễ dàng chịu tổn thương hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU LƯNG DƯỚI
Căng cơ
Các cơ và dây chằng ở phía lưng dưới có thể bị kéo giãn hoặc rách nếu hoạt động quá mức. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp ở lưng dưới, cũng như co thắt cơ. Nghỉ ngơi và vật lí trị liệu là biện pháp khắc phục đơn giản cho triệu chứng này.
Chấn thương đĩa đệm
Các đĩa ở phía sau rất dễ bị tổn thương, và rủi ro tăng theo độ tuổi. Một đĩa đệm thoát vị xảy ra khi sụn xung quanh đĩa bị đẩy, khi ấy đĩa đệm sẽ không còn nằm ở vị trí vốn có, dẫn đến việc rễ thần kinh bị nén. Tổn thương đĩa thường xảy ra đột ngột sau khi nhấc vật nặng hoặc vặn lưng.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra với đĩa đệm thoát vị nếu đĩa ép vào dây thần kinh hông. Dây thần kinh sciatic nối cột sống với hai chân. Kết quả là, đau thần kinh tọa có thể gây đau ở cẳng chân và bàn chân.
Hẹp cột sống
Hẹp cột sống là khi cột sống hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh cột sống. Hẹp cột sống là kết quả phổ biến nhất do thoái hóa đĩa giữa đốt sống. Áp lực lên các dây thần kinh cột sống gây ra các triệu chứng như tê, chuột rút và suy nhược. Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này ở bất cứ đâu trong cơ thể. Nhiều người bị hẹp cột sống nhận thấy triệu chứng của họ xấu đi khi đứng hoặc đi bộ.
Đường cong cột sống bất thường
Chứng vẹo cột sống, chứng kyphosis và lordosis là tất cả các điều kiện gây ra các đường cong bất thường ở cột sống. Đây là những tình trạng bẩm sinh và thường được chẩn đoán đầu tiên khi bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên. Độ cong bất thường sẽ gây áp lực lên các cơ, gân, dây chằng và đốt sống.
Các trường hợp khác
Có một số điều kiện khác có thể gây đau lưng dưới. Các tình trạng này bao gồm viêm khớp, đau xơ cơ (đau dài và đau ở khớp, cơ và gân), viêm cột sống (viêm khớp giữa xương sống) và thoái hóa đốt sống (rối loạn thoái hóa có thể gây mất cấu trúc cột sống bình thường). Lão hóa là nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống, vị trí và tốc độ thoái hóa là cá nhân.
Vấn đề về thận và bàng quang, mang thai, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung và ung thư cũng có thể gây ra đau lưng.
ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG DƯỚI
Chăm sóc tại nhà
Các phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu được thực hiện trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu. Nếu sau 72 giờ mà cơn đau không cải thiện, bạn nên gọi cho bác sĩ.
Hãy ngừng hoạt động thể chất bình thường của bạn lại, và dùng băng và nhiệt thay thế để thư giãn cơ bắp.
Dùng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol), để giảm đau.
Đôi khi nằm ngửa sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vậy nê, hãy cố gắng nằm nghiêng về một phía với đầu gối cong và gối giữa hai chân. Nếu bạn có thể nằm thoải mái trên lưng, hãy đặt một cái gối hoặc khăn cuộn ở dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới.
Tắm nước ấm hoặc mát-xa cũng có thể thư giãn các cơ bắp cứng.
Điều trị y tế
Có một số phương pháp điều trị y tế bao gồm thuốc men, dụng cụ y tế và vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ xác định liều lượng thích hợp và việc sử dụng thuốc dựa trên các triệu chứng của bạn.
Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê toa bao gồm thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc gây mê như codein để giảm đau, steroid để giảm viêm và tiêm corticosteroid.
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp nặng, có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ là một lựa chọn khi tất cả các phương pháp điều trị khác. Một số loại phẫu thuật can thiệp thường gặp như:
- Phẫu thuật tạo hình;
- Liệu pháp điện nhiệt Intradiscal;
- Tổn thương tần số vô tuyến;
- Phức hợp cột sống;
- Cắt bỏ cột sống.
PHÒNG NGỪA ĐAU LƯNG DƯỚI
- Nâng vật dụng đúng cách (uốn cong ở đầu gối và nâng chân);
- Duy trì tư thế thích hợp;
- Ngủ trên bề mặt chắc chắn;
- Hạn chế đi giày cao gót.
- Bỏ thuốc lá – vì nicotin có thể gây thoái hóa đĩa cột sống và làm giảm lưu lượng má