Có phải người Nhật không gây mê khi nội soi tiêu hóa? Nội soi gây mê có lợi, hại gì?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/09/2022 14:18 PM (GMT+7)

Nhiều người muốn được gây mê khi nội soi dạ dày, đại trực tràng. Tuy nhiên, họ lại lo sợ việc gây mê sẽ có tác dụng phụ, cho kết quả không chính xác. Ths.BS Thân Văn Thịnh - Phó khoa Khám bệnh, BV Ung bướu Hà Nội sẽ giải đáp về vấn đề này.

Thiên Trường (Hải Phòng) (truongchosat83***@gmail.com)

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 39 tuổi, dự định đi nội soi đường tiêu hóa, cụ thể là dạ dày và đại trực tràng vừa để tầm soát ung thư, vừa để xem có viêm loét bất thường không. Rất nhiều người từng nội soi trước đó tư vấn rằng nên gây mê khi nội soi để đỡ đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, tôi có tìm hiểu một số thông tin được biết, việc gây mê khi nội soi có thể để lại tác dụng phụ và cho kết quả không chính xác. Tôi còn nghe nói đó là lý do người Nhật rất ít khi gây mê khi làm nội soi đường tiêu hóa.

Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi về vấn đề này? Việc gây mệ nội soi tầm soát ung thư tiêu hóa có vai trò thế nào và có khó phát hiện ra bất thường ở đường tiêu hóa. Trường hợp nào nên gây mê và không nên gây mê?

Xin cảm ơn bác sĩ!

img alt src/upload/3-2022/images/2022-09-20/img_8570-1663655712-128-width700height466.jpg stylewidth: 700px; height: 466px; /
Ths.BS Thân Văn Thịnh

Chào bạn!

Trước hết phải khẳng định rằng, nội soi là biện pháp hữu hiệu và cần thực hiện khi chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa, nhất là ung thư như dạ dày, đại trực tràng.

Điều bạn quan tâm là gây mê khi nội soi tiêu hóa có thể cho tác dụng phụ hoặc có thể cho kết quả không chính xác. Vấn đề này, tôi xin nhấn mạnh rằng bất cứ phương pháp chẩn đoán nào cũng có những sai số và tác dụng phụ nhất định. Có trường hợp nội soi đường tiêu hóa dù bác sĩ dặn dò kỹ trước đó, thực hiện đúng kỹ thuật nhưng do đại trực tràng người bệnh còn quá nhiều chất thải sót lại, nên đôi khi việc chẩn đoán có thể không phát hiện ra tổn thương.

Về vấn đề tác dụng phụ, không chỉ gây mê mà các phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, nhất là với những can thiệp, thuốc hay sản phẩm sử dụng liên quan đến sức khỏe con người càng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp tôi ưu nhất để thực hiện cho người bệnh.

Về thông tin ở Nhật Bản ít gây mê khi nội soi dạ dày nói riêng, đường tiêu hóa nói chung theo tôi là không chính xác. Qua chia sẻ từ các đồng nghiệp, và chính tôi có bạn thân làm việc tại một bệnh viện có thế mạnh về tiêu hóa ở Nhật Bản được biết, ở nước bạn gây mê khi nội soi rất nhiều, không hề ít.

Câu hỏi có nên gây mê khi nội soi hay không? Là bác sĩ chuyên khoa ung bướu và trực tiếp nội soi cho người bệnh, tôi khuyên mọi người nên gây mê khi nội soi các vấn đề về tiêu hóa.

Có phải người Nhật không gây mê khi nội soi tiêu hóa? Nội soi gây mê có lợi, hại gì? - 2

Bác sĩ Thịnh đang tư vấn, thăm khám cho người bệnh tại BV Ung bướu Hà Nội. Ảnh: Lê Phương

- Về ưu điểm: Gây mê khi nội soi sẽ giúp người bệnh không bị vật vã, kích thích, giảm được đau đớn, tổn thương. Khi người bệnh không có kích thích, bác sĩ gây mê cũng thực hiện được rất kỹ càng, đi từng ngõ ngách nhỏ để tìm tổn thương.

Quay lại câu chuyện ở Nhật Bản, chính vì họ đa số gây mê khi nội soi, nên một máy nội soi trong một ngày không làm quá 20 người bệnh. Điều đó có thể thấy được khi người bệnh nằm im, họ làm rất kỹ ở nhiều tư thế khác nhau, nên đa số người dân nước họ được phát hiện ung thư đường tiêu hóa sớm.

Ngoài ra, khi gây mê nội soi nếu phát hiện tổn thương, nghi ngờ ung thư, các bác sĩ dễ dàng nhuộm đánh dấu được ngay vị trí tổn thương đó hoặc khuếch đại lên để thuận lợi cho việc chẩn đoán. Ngược lại, nếu không gây mê, người bệnh sẽ khó chịu, la hét, kích thích và rất khó hợp tác.

- Về nhược điểm: Điều đầu tiên phải nhắc tới là gây mê khi nội soi tốn kém hơn. Điểm thứ hai đó là mất thời gian hơn, vì trước khi gây mê phải thử thuốc, phản ứng, khám kỹ càng. Ví dụ những người bị bệnh phổi, hen-tắc nghẽn mãn tính, dị ứng thuốc mê, tim mạch, bác sĩ sẽ phải cân nhắc hoặc không cho thực hiện gây mê. Và như đã nói trên, có thể gây mê sẽ có phản ứng phụ nhưng dường như không lớn.

Tóm lại, nếu điều kiện sức khỏe tốt, có khả năng về kinh tế, tốt nhất nên gây mê để nọi soi để được chẩn đoán tốt nhất. Tất nhiên, tất cả đều là quyền của người bệnh và do người bệnh lựa chọn phương pháp. Tư vấn của bác sĩ chỉ mang tính tham khảo cho người bệnh.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn uống thế nào cho tốt?
Với những người bị viêm loét dạ dày chế độ ăn uống là rất quan trọng, vậy họ cần phải ăn như thế nào cho hợp lý? Thắc mắc này sẽ được TS.BS Nguyễn...

TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả để bảo vệ trái tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Rau củ là nguồn cung cấp kali, magie tự nhiên rất quan...

Tin bài cùng chủ đề Ung thư đại trực tràng