Ung thư cổ tử cung - ghi nhớ để phòng bệnh

Ngày 06/06/2018 08:00 AM (GMT+7)

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm phổ biến ở phụ nữ trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam. Vì vậy, các chị em cần nắm chắc các kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Ung thư cổ tử cung - ghi nhớ để phòng bệnh - 1

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xuất hiện trong các tế bào cổ tử cung – phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo.

Chủng vi rút popillomavirus (HPV), các bệnh lây qua đường tình dục, đóng vai trò lớn trong nguyên nhân gây bệnh.

Khi bị phơi nhiễm với HPV, hệ miễn dịch của người phụ nữ thường sẽ ngăn chặn vi rút gây hại. Tuy nhiên, trong một số nhỏ phụ nữ, vi rút tồn tại trong nhiều năm, góp phần vào quá trình khiến một số tế bào trên bề mặt cổ tử cung trở thành tế bào ung thư.

Nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung có thể giảm bằng cách xét nghiệm sàng lọc và vắc xin bảo vệ chống nhiễm HPV.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung bắt đầu xuất hiện khi các tế bào khoẻ mạnh bị thay đổi di truyền (đột biến) khiến chúng biến thành tế bào bất thường. Tế bào khoẻ mạnh phát triển và nhân lên với tốc độ cố định, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Nhưng các tế bào ung thư phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát và chúng không chết.

Các tế bào tích tụ bất thường sẽ tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư xâm nhập các mô lân cận và có thể vỡ ra từ một khối u để lây lan (di căn) sang các bộ phận khác.

Vẫn chưa đưa ra được câu trả lời chắc chắn nguyên nhân gì gây ung thư ở cổ tử cung, nhưng chắc chắn HPV cũng đóng một vai trò trong đó. Điều này cũng có nghĩa rằng các yếu tố khác, như môi trường hoặc lối sống cũng có thể quyết định nguy cơ bệnh. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

- Quan hệ bừa bãi: càng quan hệ với nhiều người thì nguy cơ mắc HPV càng cao;

- Quan hệ tình dục sớm: quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV;

- Các bệnh lây qua đường tình dục (STI): các bệnh như chlamydia, lậu, giang mai và HIV/AIDS có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV;

- Hệ miễn dịch yếu: bạn có thể dễ bị bệnh nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu đi do một vấn đề sức khoẻ khác và lúc này bạn có thể nhiễm HPV.

- Hút thuốc: hút thuốc lá có liên quan đến căn bệnh ung thư này.

TRIỆU CHỨNG BỆNH LÀ GÌ?

Ở giai đoạn đầu, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ khó nhận biết được các dấu hiệu của bệnh. Chỉ đến khi khối u phát triển lớn, ảnh hưởng tới một số cơ quan thì mới có các triệu chứng gồm: 

- Đau vùng bụng dưới;

- Đau khi quan hệ tình dục;

- Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi đi vệ sinh hoặc khám phụ khoa, chảy máu sau khi mãn kinh;

- Dịch âm đạo bất thường như có ít máu từ dịch âm đạo tiết ra.

Ung thư cổ tử cung - ghi nhớ để phòng bệnh - 2

PHÒNG NGỪA UNG THƯ Ở CỔ TỬ CUNG 

- Tiêm chủng HPV: trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi có thể tiêm chủng HPV. Loại vắc xin này có hiệu quả nhất nếu được tiêm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.

- Xét nghiệm Pap định kỳ: xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư cổ tử cung, vì vậy chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa bệnh phát triển. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm Pap ở tuổi 21 và lặp lại chúng vài năm một lần.

- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi cũng có thể làm giảm nguy cơ. 

- Không hút thuốc.

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Với hầu hết bệnh nhân ung thư cổ tử cung, những cơn đau dữ dội hay cảm giác khác thường không phải là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn đầu của...
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ung thư cổ tử cung