Cây bạc hà có tác dụng gì?

Tổng quát

Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha, đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ các nước khu vực châu Âu và Trung Đông. Sau này loài cây bạc hà dần trở nên phổ biến và xuất hiện trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạc Hà là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây thường mọc bò dưới mặt đất, đôi khi mọc đứng, cây có mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu và ngào ngạt.

Lá cây bạc hà có dạng hình trứng, mép lá khía đều chứ không trơn, lá cây có màu xanh lục, có chiều dài từ 5-10cm, rộng từ 2-5cm. Cây bạc hà có thể ra hoa, hoa của chúng thường có màu trắng, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hoa bạc hà có màu hồng, hoặc tím. Loài thực vật này ưa ẩm và thích sinh trưởng dưới bóng râm của những loài thực vật khác.

Người dân thường thu hoạch bạc hà về để làm rau thơm ăn kèm hoặc bào chế tinh dầu điều trị các chứng ho, cảm, sổ mũi,... Trong mỗi lá bạc hà lại có chứa một số hoạt chất quan trọng như: Đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, vitamin B, nước, cacbohydrat,... và một số khoáng chất thiết yếu.

Giá trị dinh dưỡng

Một khẩu phần bạc hà tươi cỡ khoảng 2 muỗng canh hoặc 3,2 gam cung cấp:

- 2,24 calo

- 0,12 g protein

- 0,48 g carbohydrate

- 0,03 g chất béo

- 0,26 g chất xơ

Bạc hà cũng chứa một lượng nhỏ: kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt, vitamin A.

Mặc dù bạc hà chứa một số chất dinh dưỡng, nhưng số lượng bạc hà mà một người thường sử dụng trong bữa ăn không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. 

Tác dụng

Bạc hà đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu trên người ghi nhận tác dụng của bạc hà đối với cơ thể ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa và giảm hội chứng ruột kích thích. Hiện nay, đã có thêm một số nghiên cứu có thể xác nhận rằng bạc hà rất hữu ích trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

Theo trang tin sức khỏe WebMD, dưới đây là một số tác dụng của bạc hà:

Tốt cho sức khỏe não bộ

Bạc hà có thể giúp tỉnh táo, tăng cường trí nhớ.

Tiêu thụ bạc hà có thể thúc đẩy sức khỏe não bộ. Một nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ ​​bạc hà có tiềm năng điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm. 

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ngửi bạc hà có thể tăng cường trí nhớ và tăng sự tỉnh táo, mặc dù chưa biết việc ăn nó có tác dụng tương tự hay không.

Tốt cho tiêu hóa

Khi nói đến công dụng chữa bệnh, bạc hà có lẽ được biết đến nhiều nhất như một phương thuốc chữa các vấn đề về tiêu hóa. Uống dầu bạc hà làm giảm đau bụng và giúp điều trị hội chứng ruột kích thích mà không gây ra tác dụng phụ. 

Có tác dụng với bệnh hen suyễn

Cây bạc hà có chứa một chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là axit rosmarinic.

Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột nhận thấy rằng axit rosmarinic làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn khi so sánh với nhóm đối chứng không được bổ sung chất này.

Tuy nhiên, hàm lượng chiết xuất bạc hà trong dầu và thuốc mỡ có thể mạnh hơn nhiều so với bạc hà trong chế độ ăn uống. Có rất ít nghiên cứu về tác dụng của bạc hà trong chế độ ăn uống đối với các triệu chứng dị ứng.

Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy rằng bạc hà có thể có các ứng dụng y học rộng rãi hơn so với những gì hiện được biết đến. Các loại nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng bạc hà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm căng thẳng và chống lại các tế bào ung thư. Cần có thêm các thử nghiệm trên người để xác định xem bạc hà cũng có những tác dụng này trên cơ thể con người hay không.

Tác dụng phụ và lưu ý khi dùng

Giống như nhiều loại thảo mộc, bạc hà có thể ảnh hưởng xấu đến một số người.

Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không nên sử dụng bạc hà để làm dịu các vấn đề tiêu hóa. Theo một đánh giá năm 2019, bạc hà thường hoạt động như một tác nhân gây ra các triệu chứng GERD.

Dùng dầu bạc hà với liều lượng lớn có thể gây độc. Điều cần thiết là tuân theo liều lượng khuyến cáo sử dụng dầu bạc hà.

Tinh dầu bạc hà nguyên chất là chất độc và không thể nuốt được, chỉ nên thoa lên da.

Tinh dầu bạc hà chỉ nên thoa trên da, không được uống.

Không thoa dầu bạc hà lên mặt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, vì nó có thể gây co thắt làm ức chế hô hấp.

Nói chuyện với bác sĩ để xác định xem liệu bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng có thể tương tác với bạc hà hoặc dầu bạc hà.

Thông Tin Cần Biết

Cây thuốc khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY