Những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và tác dụng phụ của nó

MINH THÙY - Ngày 16/01/2021 16:00 PM (GMT+7)

Tỏi đen ngày nay đã được nhiều người biết đến hơn và kỳ vọng vào những tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe.

Bạn có thể đã quen với tỏi tươi, đặc biệt là mùi và vị nồng của nó. Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về tỏi đen chưa?

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen được sản xuất bằng cách để tỏi thường già trong nhiệt độ từ 140–170 độ F (60-76 độ C) trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tuần. Điều này cho phép nó trải qua phản ứng Maillard, một quá trình hóa học xảy ra giữa các axit amin và đường khử.

Phản ứng này không chỉ tạo cho tỏi có màu sẫm, độ dai, hương vị và mùi thơm đặc trưng mà còn nâng cao giá trị dinh dưỡng của loại siêu thực phẩm này hơn nữa.

Trong nhiều thế kỷ, tỏi đen đã được tiêu thụ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Gần đây hơn, nó đã được giới thiệu đến Đài Loan và các nước khác, và sau đó được các đầu bếp cao cấp ở nhiều quốc gia khác chú ý đến. Ngày nay, các đầu bếp đang sử dụng nó để thêm hương vị độc đáo cho các công thức nấu ăn.

Những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và tác dụng phụ của nó - 1

Tác dụng của tỏi đen là gì?

Trong khi tỏi đen có ít hợp chất hoạt tính allicin hơn so với tỏi tươi, nó có nồng độ cao hơn của nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác. Những nồng độ cao hơn này có liên quan tới những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe. 

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Giống như tỏi tươi, tỏi đen có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Giảm lượng đường trong máu cao giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như các triệu chứng tiểu đường, rối loạn chức năng thận,... Mức độ chống oxy hóa cao hơn trong tỏi đen cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

2. Bảo vệ tim

Tỏi tươi được biết đến với khả năng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tỏi đen có thể cung cấp các tác dụng bảo vệ tương tự. Tỏi đen cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3. Chống lại một số bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy đặc tính chống oxy hóa của tỏi đen có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Một nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ruột kết. Các hợp chất trong tỏi đen lâu năm cũng có thể ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể. Đặc tính này làm giảm tổn thương tế bào và có thể giúp hạn chế sự phát triển và khả năng lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể. 

Những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và tác dụng phụ của nó - 2

Tác dụng của tỏi đen với sức khỏe có rất nhiều như ngừa ung thư, giảm lượng đường, tăng cường hệ miễn dịch,... (Ảnh minh họa)

4. Bảo tồn chức năng nhận thức

Giống như tỏi thông thường, tỏi đen có thể có tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe của não bộ. Bởi vì nó giàu chất chống oxy hóa, nó có thể làm giảm viêm và có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các tình trạng nhận thức như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

5. Tăng khả năng miễn dịch

Các chất chống oxy hóa có trong tỏi đen giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do, giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho các tế bào của bạn.

Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể chứa nhiều hơn tỏi thường. So với tỏi tươi, nó cũng có hàm lượng calo, chất béo và chất xơ cao hơn một chút, cộng với natri và sắt, cũng như hàm lượng carbohydrate và vitamin C thấp hơn một chút.

Hai thìa tỏi đen chứa khoảng:

- 40 calo

- 4 gam carbohydrate

- 1 gam protein

- 2 gam chất béo

- 1 gam chất xơ

- 160 miligam natri 

- 0,64 miligam sắt 

- 2,2 miligam vitamin C 

- 20 miligam canxi 

Tác dụng phụ của tỏi đen

Những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và tác dụng phụ của nó - 3

Tác dụng phụ của tỏi đen cũng gần tương tự như tỏi tươi, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa nếu ăn nhiều. (Ảnh minh họa)

Mặc dù tỏi đen thường được coi là an toàn để tiêu thụ, nhưng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn cần được xem xét. Giống như tỏi thông thường, nó có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và mùi cơ thể, đặc biệt là khi tiêu thụ một lượng lớn.

Nếu bạn nhận thấy những điều này hoặc bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào khác sau khi tiêu thụ tỏi đen, hãy cân nhắc giảm sử dụng và xem các triệu chứng có còn không.

Một số người cũng có thể gặp các triệu chứng dị ứng thực phẩm sau khi tiêu thụ tỏi. Một số tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất bao gồm hen suyễn, sổ mũi hoặc các vấn đề về da như viêm da.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể bị dị ứng tỏi, bạn nên ngừng sử dụng tỏi đen và nói chuyện với bác sĩ.

Tỏi cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị huyết áp cao, tốt nhất là bạn nên điều độ để tránh ảnh hưởng đến thuốc.

Một số thắc mắc về tỏi đen

Làm thế nào để làm tỏi đen?

Chìa khóa để làm tỏi đen là có được nhiệt độ và môi trường thích hợp. Để làm già tỏi, cần lên men củ tỏi tươi ở nhiệt độ 60-76 độ C trong điều kiện độ ẩm cao 80-90%. Các đầu bếp đã phát hiện ra rằng điều này có thể được thực hiện trong một nồi cơm điện ở chế độ "giữ ấm".

Những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và tác dụng phụ của nó - 4

Có thể dùng nồi cơm điện làm tỏi đen. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để bảo quản tỏi đen?

Bảo quản tỏi đen đúng cách tùy thuộc vào hình thức. Một gói tỏi đen chưa mở có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến ngày hết hạn. Một khi gói tỏi đen đã mở, nó có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong một tháng hoặc lâu hơn.

Chiết xuất và bột tỏi đen cũng có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng ba tháng.

Sự khác biệt giữa tỏi đen và tỏi sống?

Mặc dù tỏi đen được làm từ tỏi sống đã được “lên men” trong môi trường ấm áp và được kiểm soát độ ẩm trong khoảng thời gian vài tuần, có một số khác biệt đáng chú ý giữa tỏi đen và tỏi sống về lợi ích sức khỏe và hương vị.

Về mặt dinh dưỡng, sự khác biệt giữa tỏi đen và tỏi sống là rất ít. Tỏi sống có hàm lượng calo thấp hơn và chứa ít natri hơn với nhiều vitamin C. Mặt khác, tỏi đen chứa nhiều chất xơ, sắt hơn và ít carbohydrate hơn một chút.

Tỏi sống cũng có xu hướng cao hơn về allicin, một trong những hợp chất quan trọng được tìm thấy trong tỏi, chịu trách nhiệm cho nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng cũng như hương vị và mùi thơm đặc trưng của nó. Tuy nhiên, nó cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa thấp hơn, với các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi đen thực sự chứa một lượng tập trung các hợp chất chống lại bệnh tật này.

Về hương vị, nó có vị khác nhiều so với tỏi sống. Nó thường được mô tả là có vị ngọt, thơm và giống như xi-rô với kết cấu mềm hơn tỏi thường.

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Đau dạ dày là căn bệnh khó chữa, gây nên rất nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Vậy khi đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
MINH THÙY (Dịch từ WebMD, DrAxe)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe