12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ

Ngày 19/05/2020 17:00 PM (GMT+7)

Tỏi đen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và chữa được rất nhiều bệnh. Điều này liệu có đúng không, hãy cùng tìm hiểu các tác dụng của tỏi đen với sức khỏe trong bài viết sau đây.

Tỏi đen là một loại dược liệu phổ biến có xuất xứ từ Nhật Bản, sau đó được truyền bá sang Hàn Quốc rồi cuối cùng phổ biến ra toàn cầu.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 1

Ăn tỏi đen rất tốt cho sức khỏe

Tỏi đen là một dạng lên men đặc biệt của tỏi thông thường ngay khi vẫn còn trong vỏ. Nhờ vào các kỹ thuật ủ đặc biệt mà tỏi khi lên men sẽ có màu đen tuyền rất hấp dẫn, kèm theo đó là vị ngọt và không hề còn đọng lại vị cay nồng trước đây. Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, giá trị dinh dưỡng của tỏi đen cao hơn nhiều lần so với tỏi ban đầu.

12 tác dụng của tỏi đen

1. Công dụng của tỏi đen trong cung cấp chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa được biết đến là có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do hình thành trong cơ thể. Trong tỏi đen có chứa đựng các hợp chất gốc sulfur có tác dụng chống oxy hóa rất cao. Từ đó tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm chứa đựng nhiều gốc tự do như bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, bệnh về gan thận, bệnh về trí nhớ, …

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 2

Tác dụng tỏi đen giúp chống oxy hóa

2. Cân bằng lượng đường huyết trong máu

Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tỏi đen sẽ mang lại hiệu quả cân bằng lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra với lượng chất chống oxy hóa cao sẽ ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường cùng các biến chứng có thể xảy ra.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 3

Ăn tỏi đen có tác dụng cân bằng lượng đường huyết

3. Công dụng của tỏi đen trong bảo vệ hệ tim mạch

Các hợp chất chứa sulfur trong tỏi đen có đặc tính tốt cho hệ tim mạch và huyết áp của con người. Ngoài ra các hợp chất này còn giúp giảm thiểu cholesterol tích tụ trong máu và các chất béo trung tính có hại cho cơ thể. Từ đó nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ giảm đáng kể.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 4

Hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh hơn nhờ tỏi đen

4. Ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen có chứa các hợp chất chứa gốc sulfur hữu cơ có khả năng ngăn chặn các gốc tự do chuyển hóa để tạo thành các tế bào ung thư. Các hợp chất đó có thể kể đến như S-allylcysteine, tetrahydro carboline, và một số hợp chất quan trọng khác. Ngoài ra để tăng cường hiệu quả, bạn có thể sử dụng tỏi đen ngâm mật ong vẫn mang lại tác dụng tương tự.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 5

Tỏi đen có tác dụng gì giúp ngừa ung thư

5. Cải thiện chức năng và sức khỏe não bộ

Tỏi đen có rất nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan tới trí não như Alzheimer, Parkinson, ... nhờ vào các hoạt tính mạnh mẽ đến từ các hợp chất gốc sulfur. Từ đó giúp người bệnh cải thiện các chức năng và tăng cường sức khỏe của não bộ.

6. Công dụng bảo vệ gan của tỏi đen

Gan là cơ quan rất dễ tổn thương theo thời gian. Vì vậy việc giải độc cho gan và bảo vệ gan sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và chống lại bệnh tật. Tỏi đen có khả năng triệt tiêu và ức chế cholesterol có hại. Do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan ở người.

7. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ngoài các hợp chất chống oxy hóa gốc sulfur đã kể ở trên, tỏi đen còn chứa gốc allicin có khả năng ức chế khả năng hoạt động của các loại vi khuẩn, tế bào nấm có hại. Hoạt chất allicin trong tỏi đen nhiều gấp đôi so với các loại tỏi thường, đủ để giúp bạn tăng cường sức đề kháng một cách tuyệt vời. Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong với hệ miễn dịch sẽ còn mạnh hơn nữa bởi sự kết hợp với các hoạt chất có trong mât ong.

8. Tác dụng của tỏi đen trong lợi tiểu

Tỏi đen có chứa một lượng kali có ích cho cơ thể. Những người bị các vấn đề về thận, đường tiết niệu có thể sử dụng tỏi đen để giúp lợi tiểu, đào thải độc tố hiệu quả.

9. Giảm stress, giúp ngủ ngon

Tỏi đen có chứa các hoạt chất và gốc kali có khả năng điều hòa huyết áp, thư giãn hệ thần kinh. Từ đó giảm đi sự căng thẳng, stress kéo dài ở người và giúp ngủ ngon hơn, cải thiện cuộc sống tốt hơn.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 6

Ngủ ngon hơn nhờ sử dụng tỏi đen đúng cách

10. Tác dụng tăng cường sinh lý nam giới của tỏi đen

Nếu bạn sử dụng vitamin B1 kết hợp với tỏi đen, đây sẽ là liệu pháp cải thiện khả năng sinh lý đáng kể. Bởi hợp chất Allidiamin trong tỏi đen khi kết hợp với vitamin B1 sẽ điều hòa và gia tăng hormone sinh dục, từ đó nâng cao chức năng sinh lý của nam giới.

Ngoài 10 tác dụng đối với sức khỏe của tỏi đen ở trên, vẫn còn 2 tác dụng của tỏi đen với phụ nữ mà bạn nên quan tâm sau đây.

11. Công dụng làm đẹp của tỏi đen cho phụ nữ

Các hoạt chất chống oxy hóa cao cùng với các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E trong tỏi đen sẽ góp phần chống lão hóa ở phụ nữ. Các tế bào da sẽ được bảo vệ và phục hồi tổn thương nhanh chóng, từ đó khiến làn da của các chị em mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Ngoài ra tỏi đen còn góp phần tham gia vào quá trình sản xuất collagen ở phụ nữ giúp làm mờ các nếp nhăn, tóc trở nên suôn mượt hơn.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 7

Tỏi đen giúp chống lão hóa hiệu quả

12. Tăng cường khả năng sinh lý ở nữ giới

Không chỉ riêng nam giới có thể cải thiện chức năng sinh lý khi sử dụng tỏi đen mà cả các chị em phụ nữ cũng vậy. Như đã đề cập ở trên, tỏi đen có thể giúp cơ thể sản sinh dồi dào lượng collagen, từ đó tăng cường sự sản xuất các hormone sinh lý ở nữ giới. Do đó phụ nữ sẽ cảm thấy ham muốn hơn và khả năng sinh lý được cải thiện đáng kể.

Tác dụng phụ của tỏi đen

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thế nhưng nếu như bạn lạm dụng quá mức tỏi đen, nó sẽ mang lại các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Gây buồn nôn, ợ chua

Một số thành phần của tỏi đen khi ăn vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể gây ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan thường dễ bị buồn nôn

2. Khiến máu khó đông

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc sử dụng tỏi đen liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các tế bào máu bị “loãng”. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn gặp phải vết thương nghiêm trọng, chúng sẽ không thể cầm máu được, huyết áp sẽ bị tụt khiến nguy hiểm tới tính mạng.

3. Nguy cơ suy giảm thị lực

Sử dụng quá nhiều tỏi đen có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực của bạn. Hốc mắt sẽ có hiện tượng chảy máu trong và khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, từ đó dẫn tới mù lòa.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 8

Có thể suy giảm thị lực bởi tác dụng phụ của tỏi đen

4. Gây ảnh hưởng đến người bị bệnh gan

Mặc dù tỏi đen có thể giúp bảo vệ các tế bào gan và khiến gan khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu sử dụng với những bệnh nhân đang mắc bệnh về gan có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng tỏi đen nếu đang gặp các bệnh liên quan đến gan.

Những người không nên ăn tỏi đen

Tỏi đen có rất nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những đối tượng sau đây được khuyến khích là không nên sử dụng tỏi đen:

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

- Người mắc chứng bệnh máu khó đông

- Người đang bị các vết thương hở, chảy máu

- Người đang bị các bệnh về dạ dày

- Người mắc bệnh tiêu chảy, đường ruột

- Người bị chứng huyết áp thấp

- Người đang mắc bệnh về gan

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 9

Phụ nữ mang thai không nên ăn tỏi đen

Cách sử dụng và ăn tỏi đen đúng nhất

Để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo các các cách sử dụng tỏi đen hiệu quả sau đây:

1. Ăn trực tiếp tỏi đen

Theo các bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên ăn tỏi đen từ 3 đến 5 gram mỗi ngày sẽ mang lại các tác dụng có ích cho cơ thể. Khi ăn thì nên ăn riêng chứ không ăn kèm với các loại thức ăn khác, nhai kỹ trước khi nuốt. Tuyệt đối không thêm bất cứ gia vị nào vào tỏi đen vì nó có thể ảnh hưởng đến cơ thể không tốt.

2. Tỏi đen ngâm mật ong

Mật ong là một chất có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, vậy nên tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong với sức khỏe là không thể bàn cãi. Sự kết hợp giữa các hoạt chất hữu ích từ hai loại thực phẩm này sẽ giúp đẩy lùi các loại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Liều lượng tỏi đen khi ăn vẫn duy trì từ 3 đến 5 gram mỗi ngày, còn mật ong chỉ nên sử dụng 1 thìa cà phê mỗi ngày mà thôi.

12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và một số tác dụng phụ - 10

Tỏi đen ngâm mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Ngâm rượu tỏi đen

Tỏi đen ngâm rượu có thể giúp chữa trị các chứng bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi thường gặp ở người. Tuy nhiên bạn nên sử dụng rượu nguyên chất lên men tự nhiên chứ không pha cồn, mỗi ngày một chén 50ml rượu ngâm tỏi đen. Tỷ lệ pha chế rượu là 250g tỏi đen với 1 lít rượu nguyên chất lên men tự nhiên, đem ngâm trong khoảng 2 tuần là có thể sử dụng.

4. Ép nước tỏi đen để uống

Sử dụng từ 3 đến 5g tỏi đen cho một liều uống hàng ngày. Bạn cho tỏi đen vào xay nhuyễn với máy xay, dùng 1 cốc nước ấm để lọc nước cốt và bỏ bã. Khi này bạn sẽ có được nước ép tỏi đen để sử dụng hàng ngày.

NGUỒN THAM KHẢO

Black garlic health benefits you must know - MSN - 20/08/2019

The Health Benefits of Black Garlic - VictoriaHealth - 26/05/2014

DJ ngực 1 mét gợi cảm nhất xứ Hàn thường uống loại nước ép ít thần dược nào sánh bằng
Không chỉ chơi nhạc hay, nữ DJ Miu còn khiến không ít fan bấn loạn bởi vòng 1 một mét. Dù đã gần 30 tuổi nhưng nữ DJ vẫn vô cùng trẻ trung và khỏe...

Nguyễn Long (Dịch từ MSN, VictoriaHealth)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe