Các bệnh răng miệng thường gặp và cách phòng ngừa

Tổng quát về bệnh răng miệng

Sức khoẻ răng miệng là một phần thiết yếu của sức khoẻ tổng thể. Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng, và cũng có thể liên quan đến bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Theo thống kê, nước ta là một trong số những nước có tình trạng mắc các bệnh về nha chu cao nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ cho người bệnh, các bệnh răng miệng còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng. (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng của bệnh răng miệng

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây ở răng miệng, bạn nên hẹn gặp nha sĩ càng sớm càng tốt:

- Loét miệng không lành sau một hoặc hai tuần

- Chảy máu hoặc sưng lợi sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

- Hôi miệng dai dẳng

- Nhạy cảm với đồ ăn, thức uống nóng và lạnh 

- Đau nhức răng

- Răng lung lay

- Tụt nướu

- Đau khi nhai hoặc cắn

- Sưng mặt và má

- Có tiếng lách cách trong hàm

- Răng bị nứt hoặc gãy

- Khô miệng thường xuyên

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên kèm theo sốt cao và sưng mặt hoặc cổ, bạn nên đi khám ngay lập tức.

Nguyên nhân của các bệnh răng miệng

Khoang miệng của bạn chứa tất cả các loại vi khuẩn, vi rus và nấm. Một số loại vi khuẩn vô hại và có số lượng nhỏ, tạo nên hệ thực vật trong miệng. Nhưng chế độ ăn nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản xuất axit có thể sinh sôi. Axit này làm tan men răng và gây sâu răng.

Vi khuẩn gần đường viền nướu phát triển mạnh gọi là mảng bám. Mảng bám tích tụ, cứng lại nếu không được loại bỏ thường xuyên bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa thể gây ra viêm nướu.

Tình trạng viêm gia tăng khiến nướu bắt đầu bị tụt ra khỏi răng. Quá trình này tạo ra những phần rỗng ở răng rồi sinh ra mủ, gây viêm nướu và cuối cùng dẫn tới viêm nha chu.

Có nhiều yếu tố góp phần gây ra viêm nướu và viêm nha chu, bao gồm:

- Hút thuốc

- Thói quen đánh răng kém

- Thường xuyên ăn thức ăn và đồ uống có đường

- Mắc bệnh tiểu đường

- Sử dụng thuốc làm giảm lượng nước bọt trong miệng

- Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc AIDS

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

- Trào ngược axit hoặc ợ chua

- Nôn mửa thường xuyên 

Các bệnh răng miệng thường gặp

Sâu răng

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới trong đó có nước ta. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng rất thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, thường xuyên ăn vặt và uống đồ uống có đường…. Nếu không được điều trị sâu răng có thể gây ra đau răng nặng, nhiễm trùng, mất răng và các biến chứng khác.

Sâu răng gây đau răng, gây nhói khi ăn hoặc uống nóng lạnh, đau khi cắn xuống, có mủ quanh răng, nhìn thấy lỗ ở răng... Các biến chứng có thể bao gồm: áp xe răng, mất răng, bị hỏng răng. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng như sưng nướu, chảy máu, mủ quanh răng, hơi thở có mùi hôi… cần tới bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị thích hợp.

Viêm nướu (lợi) răng

Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh nha chu, trong đó mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành mảng bám. Khi nướu răng khỏe mạnh là chắc và màu hồng nhạt. Nếu nướu răng sưng húp, nâu sẫm đỏ và dễ chảy máu, có thể có viêm nướu. Bệnh viêm lợi ít khi gây đau đớn, vì thế người bệnh bị viêm lợi nhiều khi không biết. Các dấu hiệu và triệu chứng sau cảnh báo viêm nướu bao gồm: sưng nướu răng, nướu răng sưng húp, mềm, lợi teo rút. Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa, đôi khi được xem như đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa. Sự thay đổi màu của nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ. Người bị viêm nướu răng thường có hơi thở hôi.

Nếu không điều trị viêm nướu có thể tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Khô miệng

Là tình trạng thiếu nước bọt kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng. Vì tác dụng của nước bọt sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi thức ăn và mảng bám. Nước bọt giúp tăng cường khả năng hương vị và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Ngoài ra, enzym trong nước bọt vào trợ giúp tiêu hóa.

Khô miệng có nhiều nguyên nhân, bao gồm: dùng thuốc (một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ gây khô miệng như các thuốc điều trị trầm cảm và lo âu, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc cao huyết áp, thuốc bệnh Parkinson...), do lão hóa, dùng thuốc trị ung thư (thuốc hóa trị có thể làm thay đổi bản chất và số lượng sản xuất nước bọt. Bức xạ trị liệu đầu và cổ có thể ảnh hưởng tới tuyến nước bọt gây ra sự sụt giảm đáng kể sản xuất nước bọt), hút thuốc lá (hút thuốc lá hoặc thuốc lá nhai có thể làm tăng các triệu chứng khô miệng). Khô miệng có thể là một hậu quả của một bệnh hoặc một phương pháp điều trị nào đó, bao gồm bệnh tự miễn dịch, tiểu đường, bệnh Parkinson, HIV/AIDS, rối loạn lo âu và trầm cảm. Đột quỵ và bệnh Alzheimer có thể gây ra nhận thức của miệng khô, mặc dù các tuyến nước bọt hoạt động bình thường. Ngáy và thở bằng miệng mở cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

Để xác định khô miệng, bác sĩ kiểm tra miệng và xem xét bệnh sử. Đôi khi sẽ cần phải xét nghiệm máu và quét hình ảnh của tuyến nước bọt để xác định nguyên nhân.

Hệ lụy của khô miệng có thể gây các triệu chứng sau đây: khô trong miệng, có vết loét hoặc nứt da ở các góc miệng, nứt môi, hơi thở hôi, khó nói, nuốt, viêm họng, cảm giác thay đổi hương vị, nhiễm nấm trong miệng, tăng mảng bám, sâu răng và bệnh nướu răng.

Điều trị cũng phải tùy thuốc vào nguyên nhân gây khô miệng. Những lời khuyên sau có thể giúp cải thiện triệu chứng khô miệng và giữ cho răng khỏe mạnh: nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo cứng, hạn chế lượng caffeine (caffeine có thể làm khô miệng), tránh các loại thực phẩm ngọt hay chua và kẹo vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng, đánh răng với kem đánh răng có fluoride, không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, không hút thuốc lá, uống nước thường xuyên, hít thở bằng mũi (không thở bằng miệng)…

Hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như: do thức ăn (thức ăn dắt vào răng không được lấy ra), thực phẩm (một số thực phẩm có mùi như hành, tỏi…), các vấn đề về nha khoa như vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu, do dùng thuốc, do bệnh lý (viêm mũi, họng), hút thuốc lá…

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý tới một số biện pháp có thể khắc phục chứng hôi miệng như vệ sinh răng miệng hàng ngày (đánh răng sau khi ăn ít nhất hai lần/ngày), hoặc dùng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng ít nhất một lần một ngày và uống nhiều nước. Tránh những thực phẩm và đồ uống khác có thể gây hơi thở hôi và thường xuyên kiểm tra răng miệng (ít nhất hai lần một năm)…

Nấm miệng

Thường là do nấm Candida gây nên. Nấm Candida tích tụ trên niêm mạc miệng, có màu trắng thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo ra. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng nhưng trẻ nhỏ (sơ sinh), những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch (người nhiễm HIV/AIDS) thường hay mắc nấm miệng hơn.

Đối với người đang khỏe mạnh thì nấm miệng là một vấn đề nhỏ, nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.

Việc điều trị nấm miệng cũng phải tùy thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây nhiễm nấm và sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc và liều dùng phù hợp…

Ngoài việc dùng thuốc chống nấm, cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Tránh dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng. Không dùng chung bàn chải đánh răng.

Sứt mẻ răng

Sứt mẻ răng, mòn rạn men răng thủ phạm chính là do axit thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt, sâu răng, gây hiện tượng răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh.

Phòng và điều trị bệnh răng miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: là điều quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Việc làm đó phải giải quyết trong từng bữa ăn, rồi sau khi ăn xong, nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, đánh răng hàng ngày với kem đánh răng có chứa fluoride và sử dụng bàn chải mềm. Không được phép sử dụng tăm để xỉa răng vì tăm sẽ dễ gây tổn thương nướu, sưng nướu đau răng thứ phát không kiểm soát.

Đánh răng mặt ngoài: đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm răng, chải theo chiều từ chân răng đến mặt nhai với động tác tới lui nhẹ nhàng. Tránh chải răng theo chiều ngang vì nó sẽ làm mòn chân răng. Chải cẩn thận mỗi vùng 2-3 răng và tuần tự như thế cho sạch tất cả các răng.

Đánh răng mặt trong: đặt lòng bàn chải theo chiều thẳng đứng và dùng đầu bàn chải nhẹ nhàng chải từ trên xuống dưới. Làm sạch lưỡi bằng cách dùng bàn chải, hoặc cạo lưỡi bằng que cạo lưỡi. Nên tránh đánh răng quá nhiều, quá nhanh, quá mạnh làm chảy máu lợi và nướu răng. Khi dùng bàn chải tự động phải sạch kỹ từng răng, vòng theo độ cong của nướu răng và hình dáng của răng để lấy hết các mảng bám trên răng, giữ đầu lông bàn chải ở từng răng trong vài giây để chải sạch rồi mới di chuyển qua răng kế tiếp. Mặc dù đã chải răng vẫn phải dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở cổ răng, kẽ răng, vì vẫn còn 40% diện tích răng bàn chải chưa làm sạch được.

Dùng nước súc miệng: Natri Clorid 0,9%  muối súc miệng lành tính, nước súc miệng có chất phòng ngừa sâu răng sodium florie, nước súc miệng có hoạt chất bổ sung tái tạo men răng, làm tan các mảng bám như zin lactate,… sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Khám răng định kỳ: ngay cả khi bạn thấy mọi chuyện vẫn bình thường thì cũng nên khám định kỳ 6 tháng/lần. Nha sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất ổn vì lợi được xem là tín hiệu báo trước những vấn đề về sức khỏe.

Dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên cũng là cách cần thiết để giữ sạch răng miệng.

Chế độ dinh dưỡng: Trong chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung vitamin C và B12, hạn chế ăn những thức ăn quá ngọt và nước giải khát có ga như coca, pepsi...

Nếu là phụ nữ mang thai hoặc trẻ  em nên chọn ăn những thức ăn mềm, nấu nhừ, dễ tiêu hóa và ít phải nhai để không gây tổn thương răng lợi..

Bài nổi bật

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY