Dinh dưỡng - lối sống giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Dinh dưỡng tốt và hợp lý đẩy lùi bệnh tật

Hiện nay, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa. Theo thống kê gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 75% ca tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm đặc biệt là các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư hoặc bệnh gút. Khảo sát quốc gia về người trưởng thành cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng gần gấp đôi sau 13 năm, từ 11,2% năm 1992 lên 20,7% năm 2005; tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng gấp đôi sau 05 năm, từ 3,5% năm 2000 lên 6,6% năm 2005 trong khi tỷ lệ bệnh tiểu đường tăng hơn gấp đôi sau 10 năm từ 2,7% năm 2002 lên 5,7% năm 2012.

Ở các thành phố lớn, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nông thôn. Dinh dưỡng không cân bằng và hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sự gia tăng tỷ lệ của phần lớn các bệnh mạn tính không lây nhiễm này.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe.

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý rất quan trọng vì các cơ quan của cơ thể cần đủ dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả. Nếu không có đủ dinh dưỡng, cơ thể hay mệt mỏi, năng suất lao động thấp và dễ mắc bệnh.

Thói quen dinh dưỡng được hình thành từ thời thơ ấu và tiếp tục duy trì đến tuổi trưởng thành, trẻ cần phải hiểu tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh từ khi còn bé.

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, mà còn có thể cải thiện sự tập trung, sự tỉnh táo, kỹ năng giải quyết vấn đề, năng suất lao động và trạng thái sức khỏe nói chung.

Chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, kết hợp với hoạt động thể chất phù hợp, có thể giúp bạn đạt và duy trì cân nặng lý tưởng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng (như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, ung thư …), cũng như tăng cường sức khỏe.

Dinh dưỡng tốt không chỉ bắt đầu bằng việc tính năng lượng ăn vào, mà cần phải biết thực phẩm nào phù hợp cho sức khỏe, học cách chế biến thực phẩm và biết nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo tuổi, giới và mức độ lao động.

Sức khoẻ tốt bắt nguồn từ lối sống lành mạnh

5 lối sống lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ không bệnh tật được các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, đó là: Cân nặng khỏe mạnh, không bao giờ hút thuốc, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, uống rượu vừa phải và chế độ ăn uống chất lượng tốt.

5 bước đơn giản để có lối sống lành mạnh

Cuộc sống bận rộn là lý do khiến bạn không dễ dàng gì để thực hiện những điều tưởng như đơn giản. Bạn rất khó khăn để sắp xếp thời gian và đưa ra giải pháp hợp lý cho việc tập luyện, nó cũng khiến bạn trượt dài vào thói quen chọn thực phẩm không tốt như thức ăn chế biến sẵn.

Hơn nữa, bạn lại dành nhiều thời gian hơn cho những thứ giải trí tại chỗ như tivi, máy tính…  Tuy nhiên, lựa chọn này có thể gây nguy hại tới sức khỏe cho chính bạn và ảnh hưởng tới cả thế hệ sau. Đó là lý do tại sao nó khiến bạn phải quyết định ngay việc thực hiện một lối sống lành mạnh. Điều này không hề khó, dưới đây là 5 bước đơn giản, bạn có thể thực hiện được ngay.

Hoạt động mỗi ngày: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ mang lại lợi ích đối với sự tăng trưởng, phát triển thể lực, trí lực của trẻ em và trẻ vị thành niên. Tốt nhất, lứa tuổi này nên dành ít nhất 60 phút/ngày  để hoạt động thể chất. Bao gồm cả những hoạt động mạnh mẽ khiến họ phải thở “hổn hển”, làm toát mồ hôi và tiêu hao năng lượng. Cần các bài tập làm tăng cường cơ bắp và xương ít nhất 3 ngày/tuần. Nhưng muốn trẻ làm được điều đó, cha mẹ phải là những tấm gương tốt và một thái độ tích cực để tham gia hoạt động.

Dành thời gian luyện tập mỗi ngày để có sức khỏe tốt hơn. 

Chọn đồ uống: Nước là thứ giải khát tốt nhất. Đặc biệt là nước trái cây nguyên chất không nên pha thêm đường và cũng không nên uống các loại nước uống có ga… Khi trẻ em trên 2 tuổi, nên giảm sữa béo. Tăng cường cho trẻ ăn trái cây tươi và nói “không” với các loại nước trái cây chế biến sẵn, có nhiều đường.

Ăn nhiều trái cây và rau quả: Ăn trái cây và rau quả mỗi ngày giúp trẻ em tăng trưởng tốt, tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh mãn tính. Nên ăn 2 suất trái cây tươi và 5 suất rau xanh mỗi ngày.

Chọn thực phẩm nhiều rau củ quả

Tắt màn hình và tăng cường hoạt động: Ít vận động và dành thời gian xem TV, lướt web hay chơi trò chơi máy tính khiến trẻ em bị thừa cân hay béo phì. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên xem tivi, máy tính, điện thoại không quá 2 giờ/ngày. Ngừng thời gian sử dụng các thiết bị này càng lâu càng tốt. Lên kế hoạch các trò chơi trong nhà và ngoài trời hoặc hoạt động cho trẻ em của bạn, thay thế cho xem TV hay chơi máy tính.

Ăn ít đồ ăn không hợp vệ sinh và chọn lựa thích hợp với sức khỏe: không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn, đồ rán xào thường xuyên. Đồ ăn lành mạnh giúp trẻ em và thanh thiếu niên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của họ. Thức ăn dựa trên trái cây và rau quả, giảm các sản phẩm từ sữa béo và ngũ cốc là sự lựa chọn lành mạnh. Tránh ăn thức ăn có nhiều chất đường hay chất béo bão hòa – chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt hay sôcôla -  nó có thể khiến trẻ tăng cân quá sức.

Hạn chế thưc ăn rán, xào, nướng

Bài nổi bật

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY