Bệnh trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch nằm phía dưới của hậu môn bị sưng to lên bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, trực tràng. Từ đó chúng gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh, thậm chí gây chảy máu trực tràng. Tất cả mọi người khi sinh ra và lớn lên đều có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ, tuy nhiên là bệnh có chực bộc phát ra hay không mà thôi. Mặc dù gây ra nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh, nhưng mà bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những ai có thể mắc phải bệnh trĩ?
Bất kỳ ai cũng đều có thể là đối tượng mắc bệnh trĩ, ngay cả với thanh thiếu niên hiện nay. Tuy vậy những đối tượng sau đây là có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nếu như không có biện pháp phòng tránh:
- Người bị mắc chứng thừa cân, béo phì
- Phụ nữ đang mang thai
- Người ăn chế độ ít chất xơ
- Người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
- Người thường xuyên phải mang vác vật nặng
- Người thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động
Các loại bệnh trĩ thường gặp
Bệnh trĩ là bệnh có thể xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài trực tràng, hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí của búi trĩ khi hình thành mà bệnh trĩ thường được chia thành các dạng bệnh chính gồm có:
- Bệnh trĩ nội: Các tĩnh mạch sưng lên và hình thành nên các búi trĩ bên trong trực tràng. Trĩ nội có thể gây ra chảy máu mỗi khi người bệnh đại tiện, tuy nhiên cơn đau gây ra không lớn.
- Bệnh trĩ ngoại: Các tĩnh mạch sưng lên và hình thành các búi trĩ bên ngoài trực tràng, hậu môn. Trĩ ngoại gây ra các cơn ngứa ngáy và đau đớn mỗi khi người bệnh vận động, ngồi xuống,... Trĩ ngoại cũng có thể khiến người bệnh bị chảy máu và sưng tấy vết thương.
- Sa búi trĩ: Là tình trạng đặc biệt của bệnh trĩ khi mà cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại đều có thể phình to lên và sa ra bên ngoài hậu môn. Các búi trĩ bị sa này sẽ chảy máu và gây ra các cơn đau đớn vô cùng khủng khiếp.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra chủ yếu là do sự giãn nở của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng. Tuy nhiên bệnh trĩ có thể xảy ra sớm nhất vì những lý do như:
- Khi mang thai: Phụ nữ mang thai khiến tử cung nở rộng ra, gây ra sự chèn ép lên tĩnh mạch nằm trong ruột kết, khiến nó bị phình ra tạo thành các búi trĩ.
- Lão hóa: Bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi từ 45 đến 65 trở đi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những người trẻ tuổi hơn sẽ không bị mắc bệnh.
- Mắc tiêu chảy, táo bón: Việc người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính sẽ khiến gây áp lực lên thành mạch máu ở trực tràng, từ đó xuất hiện các búi trĩ.
- Ngồi hoặc nằm quá nhiều: Nếu ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu mà ít vận động có thể sẽ khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.
- Khuân vác quá nặng: Người bệnh làm việc nặng nhọc, thường xuyên bê vác đồ vật nặng cũng có khả năng mắc bệnh.
- Bị béo phì, thừa cân: Chế độ ăn uống không hợp lý gây ra thừa cân, béo phì sẽ khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Điều này có thể khiến hậu môn, trực tràng bị tổn thương, chảy máu, gây ra sự hình thành các búi trĩ.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ nội hiếm khi gây ra các cơn đau đớn cho người bệnh, trừ khi người bệnh bị sa búi trĩ ra bên ngoài. Do đó người bệnh chỉ biết mình bị trĩ nội khi họ đi ngoài xuất hiện các vết máu lẫn trong phân.
Bệnh trĩ ngoại thì rất dễ nhận ra bằng mắt thường hoặc có thể sờ thấy bằng tay, một số dấu hiệu điển hình có thể gặp như:
- Ngứa ngáy hậu môn
- Hậu môn xuất hiện các cục có thể cứng hoặc mềm, thậm chí gây đau
- Đau nhức ở hậu môn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống
- Chảy máu ở trực tràng
Đối với tình trạng sa búi trĩ, chúng có thể gây ra những cơn đau khủng khiếp và sự khó chịu kinh khủng với người bệnh. Thậm chí họ còn có thể dùng tay để đẩy búi trĩ bị sa bên ngoài hậu môn vào bên trong.
Biến chứng của bệnh trĩ có thể xảy ra nếu không chữa kịp thời
Bệnh trĩ tuy có thể gây ra những sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Thế nhưng bệnh thường không có xu hướng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng của bệnh có thể xảy ra nếu như người bệnh không chữa khỏi hoàn toàn bệnh như là:
- Xuất hiện nhiều các cục máu đông ở quanh hậu môn
- Tình trạng thiếu máu có thể diễn ra nếu bệnh trĩ gây chảy máu hậu môn nhiều
- Nhiễm trùng có thể gặp phải tại vết thương
- Sa búi trĩ
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi mà không cần điều trị chỉ sau một thời gian nếu người bệnh sinh hoạt điều độ trở lại. Còn đối với các mức độ cao hơn thì bạn nên tham khảo một số cách điều trị bệnh trĩ như sau để giảm bớt cơn đau xuất hiện:
- Bôi các loại thuốc không kê đơn mà có chứa thành phần Lidocain hoặc Hydrocortisone lên vùng bị mắc bệnh.
- Uống nhiều nước hơn
- Tăng lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể để hạn chế nguy cơ táo bón xảy ra.
- Ngâm mình trong nước ấm từ 15-20 phút mỗi ngày
- Sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để làm mềm phân mỗi khi đi đại tiện, từ đó hạn chế các cơn đau xảy ra.
- Dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau và kháng viêm
- Dùng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh mềm để vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.