Bệnh truyền nhiễm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tổng quan bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm là những rối loạn gây ra bởi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Một số sinh vật sống trong và trên cơ thể chúng ta, chúng thường vô hại hoặc thậm chí hữu ích. Nhưng trong những điều kiện nhất định, một số sinh vật có thể gây bệnh.

Triệu chứng

Mỗi bệnh truyền nhiễm lại có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể khác nhau song có một số dấu hiệu và triệu chứng chung thường gặp là:

Sốt

Tiêu chảy

Mệt mỏi

Đau cơ

Ho khan

Bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn trong các trường hợp:

Bị một con vật cắn

Cảm thấy khó thở

Bị ho hơn 1 tuần

Đau đầu dữ dội kèm theo sốt

Phát ban hoặc sưng tấy

Sốt không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài

Đột ngột có vấn đề về thị lực

Nguyên nhân

Các bệnh truyền nhiễm có thể do:

Vi khuẩn

Vi rút

Nấm

Ký sinh trùng

Tiếp xúc trực tiếp

Ngoài ra, bệnh truyền nhiễm cũng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (người này sang người khác, từ động vật sang người, từ mẹ sang con), gián tiếp (khi vi khuẩn, virus tồn tại trên bề mặt đồ vật), qua đường côn trùng cắn (muỗi có thể mang ký sinh trùng sốt rét) hoặc do thực phẩm ô nhiễm.

Các yếu tố nguy cơ

Ai cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng những người sau đây có khả năng mắc bệnh cao hơn:

Người đang dùng steroid hoặc các loại thuốc khác gây ức chế hệ thống miễn dịch.

Người nhiễm HIV hoặc AIDS.

Người mắc một số loại ung thư hoặc các rối loạn khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Một số điều kiện y tế khác có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng như vệ sinh các thiết bị y tế, suy dinh dưỡng, tuổi tác quá cao...

Biến chứng

Đa phần các bệnh truyền nhiễm chỉ có biến chứng nhỏ song một số bệnh như viêm phổi, AIDS và viêm màng não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số loại nhiễm trùng về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc ung thư như:

Nhiễm HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung

Nhiễm Helicobacter pylori có thể dẫn đến ung thư dạ dày và loét dạ dày tá tràng

Viêm gan B và C có liên quan đến ung thư gan

Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm có thể trở xuất hiện thậm chí hàng chục năm sau. Ví dụ: Một người đã bị thủy đậu về sau có thể bị bệnh zona thần kinh.

Phòng ngừa

Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm:

Rửa tay: Điều này đặc biệt quan trọng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên tập thói quen hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng vì đó là cách phổ biến để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể.

Tiêm phòng: Tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh.

Ở nhà khi bị ốm: Không nên đi làm khi bạn đang nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt; không nên cho con bạn đến trường nếu trẻ có những dấu hiệu này.

Chuẩn bị thực phẩm an toàn: Giữ vệ sinh khu bếp; thực hành ăn chín uống sôi; bảo quản thực phẩm đúng cách.

Quan hệ tình dục an toàn: Luôn sử dụng bao cao su nếu bạn hoặc đối tác của bạn có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc có nguy cơ cao.

Không dùng chung đồ cá nhân: Sử dụng bàn chải đánh răng, lược và dao cạo râu riêng; tránh dùng chung cốc, dụng cụ ăn uống.

Bài nổi bật

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY