Các bệnh dị ứng thường gặp - Nguyên nhân và dấu hiệu

Dị ứng là gì?

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện có chất lạ (tác nhân gây dị ứng) gây hại cho cơ thể và phản ứng bằng cách gây ra các biểu hiện như phát ban, mề đay, tiêu chảy... Trên thực tế, có rất nhiều loại dị ứng, một số dị ứng xảy ra theo mùa, số khác thì xảy ra quanh năm hoặc thậm chí là suốt đời.

Để dị ứng xuất hiện cần phải có một tác nhân gây bệnh và tác nhân gây dị ứng được gọi là dị nguyên. Đây là những chất có tính kháng nguyên, khi vào cơ thể sẽ sinh ra các dị ứng ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng trong môi trường sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong cơ thể chúng ta cũng có những kháng thể có tên IgE làm nhiệm vụ chống lại những loại dị nguyên xâm nhập. Khi 2 loại này gặp nhau sẽ tạo ra một phức hợp tổ hợp kháng nguyên và sinh ra một loại chất gọi là histamin. Chất histamin sẽ sinh ra ngoài cơ thể người bệnh những triệu chứng ngứa, sưng đỏ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như: Các phản ứng hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi... xảy ra ở niêm mạc miệng, niêm mạc mắt, niêm mạc mũi. Ở đường hô hấp sẽ xảy ra viêm tai, viêm xoang... Ở phổi và phế quản sẽ gây bệnh hen suyễn, sưng phù các đường thở, có thể gây tắc thở. Ở da sẽ có những biểu hiện như: mạch máu sưng to gây ra hiện tượng ngứa ngáy, nổi mề đay. Biểu hiện ở ruột gây tiêu chảy.

Nguyên nhân dị ứng

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch coi một chất vốn vô hại là một mối xâm nhiễm nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch khi đó sẽ tạo ra các kháng thể chống lại các chất dị ứng đó và lưu lại trong máu. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa, các kháng thể này giải phóng một số hóa chất chẳng hạn như histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến:

- Chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, lông da động vật, mạt bụi và nấm mốc

- Thực phẩm chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng và sữa.

- Côn trùng đốt, chẳng hạn như con ong hoặc ong bắp cày

- Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin hoặc nhóm thuốc tương tự

- Mủ cao su hoặc các chất khác mà bạn chạm vào, có thể gây ra dị ứng da

Dấu hiệu dị ứng

Các triệu chứng dị ứng tùy vào tác nhân gây dị ứng là gì và bộ phận nào bị ảnh hưởng như đường mũi, xoang, da, hệ tiêu hóa hay đường thở. Phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới sốc phản vệ.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng như:

- Hắt xì

- Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi

- Ngứa mắt, đỏ hoặc sưng mắt, mắt chảy nước 

- Ngứa vòm miệng

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm như:

- Ngứa trong miệng

- Sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng

- Nổi mề đay

- Sốc phản vệ

Dị ứng vết côn trùng đốt có các triệu chứng như:

- Sưng ở vị trí bị đốt hoặc chích

- Ngứa hoặc nổi mề đay 

- Ho, khó thở, tức ngực, thở khò khè 

- Sốc phản vệ

Các triệu chứng dị ứng thuốc như:

- Ngứa da, nổi mề đay

- Phát ban trên da

- Sưng mặt

- Thở khò khè

- Sốc phản vệ

Viêm da dị ứng có các triệu chứng như:

- Ngứa da

- Nổi mụn nước

- Đóng vảy hoặc tróc vảy trên da

- Sốc phản vệ

Các loại dị ứng

Dị ứng đường hô hấp

- Dị ứng mùa xuân: Đây thuộc loại dị ứng thời tiết do đó không có cách chữa trị nhưng bạn có thể thực hiện các bước để hạn chế dị ứng vào mùa xuân như thuốc và thường xuyên ở trong nhà.

- Dị ứng mùa hè: Các tác nhân gây dị ứng trong mùa hè thường gặp do phấn hoa, cỏ dại.

- Dị ứng mùa thu: Các tác nhân gây dị ứng trong mùa thu thường gặp gồm cỏ phấn hương (ragweed), nấm mốc và mạt bụi.

- Dị ứng mùa đông: Nếu bạn bị dị ứng trong nhà như nấm mốc và mạt bụi, bạn có thể nhận ra các triệu chứng này nhiều hơn trong mùa đông, đặc biệt khi bạn dành nhiều thời gian trong nhà.

- Dị ứng bụi: Đối với những vật thể mà bạn thậm chí không thể nhìn thấy như mạt bụi có thể gây ra rất nhiều rắc rối với người dị ứng với bụi.

- Viêm mũi dị ứng: Là một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi phản ứng dị ứng với hạt phấn hoa và các chất khác. Có hai loại: diễn ra theo mùa, chỉ xảy ra một thời gian nhất trong năm khi một số cây thụ phấn và loại thứ hai là xảy ra quanh năm.

- Dị ứng phấn hoa: Hơn 25 triệu người Mỹ bị dị ứng với phấn hoa từ cây, hoa hoặc cỏ dại.

- Dị ứng nấm mốc: Tất cả chúng ta đều tiếp xúc với một số nấm mốc hằng ngày mà không xảy ra vấn đề nghiêm trọng gì. Nhưng nếu bạn bị dị ứng với nó, bạn có thể có phản ứng dị ứng nếu có quá nhiều nấm mốc xung quanh.

- Dị ứng với vật nuôi, thú cưng: Trong trường hợp dị ứng với chó hoặc mèo, các chất gây dị ứng có thể đến từ lông hoặc vảy, nước bọt, thậm chí là nước tiểu của chúng. Hít thở phải lông hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các chất gây ra dị ứng có thể được lưu trên quần áo, trong không khí, bám dính trong đồ nội thất và giường ngủ, ở lại trong môi trường giống như các dạng bụi.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm là tình trạng một số loại thực phẩm nhất định kích hoạt phản ứng miễn dịch bất thường trong cơ thể.

Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch xác định nhầm rằng một số protein trong thực phẩm có hại. Cơ thể của bạn sau đó sẽ đưa ra một loạt các biện pháp bảo vệ, bao gồm giải phóng các hóa chất như histamine, gây viêm.

Đối với một số người bị dị ứng thức ăn nặng, thậm chí chỉ tiếp xúc với một lượng rất nhỏ thực phẩm có vấn đề cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, lạc,...

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là trường hợp cơ thể không dung nạp được với hoạt chất hoặc tá dược có trong thuốc, dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch, gây nên các biểu hiện bất thường và có hại cho cơ thể người sử dụng thuốc. Dị ứng thuốc xuất hiện với tỉ lệ rất thấp, tùy thuộc cơ địa từng người, không phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây dị ứng, kể cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, tuy nhiên gây dị ứng nhiều nhất là các thuốc kháng sinh và tiếp đến là vitamin, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Khác với tác dụng phụ của thuốc thường xảy ra trên nhiều bệnh nhân, dị ứng thuốc chỉ xảy ra với rất ít người bệnh có cơ địa đặc biệt. Dị ứng thuốc có thể nhẹ, chỉ gây các triệu chứng trên da hoặc có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và toàn bộ cơ thể, đặc biệt nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, một loại tai biến dị ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.

Dị ứng da

Hầu hết chúng ta đều có lúc bị sần sùi, ngứa da, có vảy hoặc đỏ da vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Một trong những thủ phạm phổ biến nhất? Dị ứng da.

Đó là khi bạn gặp phải thứ mà cơ thể cho là nguy hiểm, được gọi là chất gây dị ứng. Hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức và giải phóng các kháng thể để chống lại những “kẻ xâm lược” này. Cuộc chiến đó gây ra các triệu chứng như phát ban hoặc sưng tấy.

Điều trị bệnh dị ứng

Tránh chất gây dị ứng: Đầu tiên, bác sĩ sẽ giúp thực hiện các bước để xác định tác nhân gây dị ứng và tránh các tác nhân gây dị ứng. Đây thường là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng.

Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào loại dị ứng, thuốc có thể giúp giảm phản ứng hệ miễn dịch và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa dưới dạng viên hoặc nước, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.

Liệu pháp miễn dịch: Đối với dị ứng nặng hoặc dị ứng không thuyên giảm hoàn toàn bằng phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch dị ứng.

Một dạng khác của liệu pháp miễn dịch là dùng thuốc ngậm dưới lưỡi cho đến khi tan để điều trị một số dị ứng phấn hoa.

Phòng ngừa bệnh dị ứng?

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh dị ứng như:

Tránh các dị nguyên. Ngay cả khi bạn đang điều trị các triệu chứng dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, hãy hạn chế ra ngoài và luôn đóng cửa nếu xung quanh có nhiều hoa. Nếu bị dị ứng với mạt bụi, thường xuyên lau dọn đồ đạc và quần áo.

Ghi nhật ký dị ứng. Khi cố gắng xác định nguyên nhân hoặc chất làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, bạn hãy ghi lại những hoạt động hoặc thực phẩm ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định các yếu tố kích hoạt bệnh.

Bài nổi bật

Nguyên nhân gây dị ứng da mẩn đỏ ngứa

Nguyên nhân gây dị ứng da mẩn đỏ ngứa

Thực trạng dị ứng da mẩn đỏ ngứa xuất hiện khá phổ biến trong những năm gần đây, khiến không ít người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mắc phải tình trạng này? Cách...

Dị ứng da mặt phải xử lý thế nào?

Dị ứng da mặt phải xử lý thế nào?

Dị ứng da mặt là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dị ứng da mặt.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì là tốt nhất?

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì là tốt nhất?

Một trong những bệnh da liễu thường gặp ở các bé là trẻ bị nổi mề đay. Căn bệnh này làm bé ngứa ngáy, thậm chí còn bỏ ăn, cáu gắt và quấy khóc. Việc tắm cho bé bằng một số loại lá theo phương pháp dân...

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY