Những bệnh thường gặp về mắt

Tổng quát

Hầu hết mọi người đều có vấn đề về mắt vào một thời điểm nào đó trong đời. Một số là trẻ vị thành niên và sẽ tự khỏi hoặc dễ dàng điều trị tại nhà. Những người khác có thể cần sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa.

Cho dù thị lực của bạn không tốt như trước nhưng vẫn có những cách để giúp cải thiện sức khỏe của mắt. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn thực sự tồi tệ hoặc không rõ ràng trong vòng vài ngày.

Hầu hết mọi người đều có vấn đề về mắt vào một thời điểm nào đó trong đời. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra các bệnh mắt

Các nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt gồm 5 nhóm chính:

- Do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây viêm mắt và các cấu trúc xung quanh mắt.

- Do chấn thương mắt và các cấu trúc xung quanh mắt hoặc có dị vật trong mắt.

- Do di truyền, nhiều bệnh mắt có thể chỉ biểu hiện sau này trong cuộc đời (mặc dù một số trẻ em được sinh ra với những tình trạng này). Nhiều trong số này ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của mắt và do đó có thể làm giảm khả năng thị giác.

- Do các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc chứng đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như mắt.

- Các nguyên nhân bên ngoài, chẳng hạn như dị ứng hoặc mỏi mắt do sử dụng quá liều lượng hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Những bệnh về mắt thường gặp

Đau mắt đỏ - Bệnh viêm kết mạc cần chú ý

Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt có các mạch máu, bao phủ lòng trắng (củng mạc) của nhãn cầu và phía trong mí mắt. Một trong những bệnh thường gặp ở nhiều người hiện nay đó chính là bệnh viêm kết mạc. Bệnh này có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bụi bẩn, ô nhiễm hay vi khuẩn gây nên và đặc biệt có thể lây từ người sang người.

Khi kết mạc bị viêm thì gọi là viêm kết mạc và đây là một trong các bệnh về mắt phổ biến xuất hiện theo mùa. Biểu hiện cho bệnh viêm kết mạc thường thấy đó là gây đỏ, ngứa rát, chảy nước mắt, chảy mủ hoặc cảm giác như có gì đó cộm trong mắt. Lứa tuổi nào cũng đều có khả năng bị viêm kết mạc nên bạn cần chú ý, nhất là trẻ con. Nếu không xử lý kịp thời, viêm kết mạc sẽ có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và tầm nhìn.

Nháy mắt trái - Biểu hiện thường gặp của một số thay đổi từ cơ thể

Hiện tượng nháy mắt bên trái là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở tất cả mọi người. Hiện tượng nháy mắt trái chính là một trong những biểu hiện khi bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề của sức khỏe.

Ảnh minh họa

Để lý giải hiện tượng nháy mắt trái, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là do sự hoạt động rối loạn của các dây thần kinh có chức năng điều khiển mí mắt, khiến mí mắt cử động liên tục. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện do sự hoạt động rối loạn của các cơ nâng đỡ mí mắt hay do mắt bị mỏi do hoạt động liên tục, điều tiết với tần suất lớn. Đặc biệt, nếu cơ thể mệt mỏi, stress do thiếu ngủ, do làm việc quá sức hay thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, magie, vitamin C… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các tật khúc xạ - Bệnh thường gặp ở nhiều bạn trẻ

Một điều đáng ngạc nhiên là ngày càng nhiều trẻ em gặp các bệnh về mắt và chủ yếu tập trung về các tật khúc xạ. Các tật khúc xạ thường thấy như là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,... Tuy không ít người gặp phải các bệnh về tật khúc xạ song những bệnh này trên thực tế thường chỉ gây khó khăn trong việc quan sát mà hiếm khi làm mất thị lực hoàn toàn nên không thường được điều trị ngay khi phát hiện.

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các bệnh về tật khúc xạ đang dần được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chính xác, an toàn cho đôi mắt của mình.

Mù màu - Hội chứng thị lực màu kém

Nghe có vẻ lạ với nhiều người nhưng trên thực tế thì đây lại là bệnh không hề hiếm gặp. Khi bạn không thể nhìn thấy hoặc phân biệt một số màu sắc sắc nhất định thì đó là biểu hiện của bệnh mù màu hay thị lực màu kém. Người bị mù màu không có hoặc thiếu hụt tế bào nón (loại tế bào giúp chúng ta nhìn và phân biệt được màu sắc) hoặc những tế bào này trong mắt họ không hoạt động bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh mù màu ở nhiều người.

Bệnh mù màu có thể do bẩm sinh hoặc cũng có thể xuất hiện bởi một số ảnh hưởng từ bệnh khác hay do tác dụng phụ của một số thuốc. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu và báo cáo đã chỉ ra, bệnh mù màu bẩm sinh thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.

Những thay đổi của cơ thể chính là minh chứng rõ nhất cho tình trạng sức khỏe. Không chỉ nháy mắt, nhảy mũi liên tục hay nhiều biểu hiện khác cũng có thể là một trong những cảnh báo khi cơ thể đang gặp phải một số vấn đề. Hãy quan tâm tới sức khỏe ngay hôm nay để sống khỏe mỗi ngày.

Sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể

Sự xuất hiện của một đốm trắng đục ở giác mạc có thể là sẹo giác mạc, hậu quả từ một nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh mắt di truyền. Tương tự, sự xuất hiện của đốm trắng đục trong mắt có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Những tình trạng bệnh này có thể khiến người mắc nhìn các vật thể ở xa bị mờ. Thậm chí có thể dẫn tới thiếu giao tiếp mắt.

Khi bệnh ở giai đoạn muộn có thể dễ nhìn thấy đốm trắng mờ. Ở một số người nếu chậm điều trị, bệnh có thể dẫn tới mỏi và giật nhãn cầu. Sự xuất hiện đốm trắng ở 1 hoặc hai bên mắt có thể là do những vấn đề về phát triển võng mạc hoặc u nguyên bào võng mạc (một bệnh ung thư mắt chết nguồ). Trong những trường hợp này thường thấy “phản xạ mắt mèo” - một bóng trắng sáng trong mắt đặc biệt là dưới ánh sáng mờ. 

Glôcôm bẩm sinh

Chảy nước mắt, sợ ánh sáng liên quan với tình trạng mờ ở phần trung tâm mắt hoặc nhãn cầu có màu hơi xanh có thể là dấu hiệu của bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) bẩm sinh. Nếu được điều trị sớm, có thể ngăn ngừa giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác.

Phòng ngừa các bệnh về mắt

Đối với học sinh

Giữ đúng tư thế khi ngồi học để bảo vệ thị lực cho trẻ. Ảnh minh họa

Để bảo vệ thị lực cho học sinh cần chú ý tới ánh sáng thích hợp, đảm bảo nơi học đủ ánh sáng, tránh sự phản xạ ánh sáng quá mạnh hoặc quá mờ khiến mắt trẻ mệt mỏi (như phản xạ từ mặt giấy đến màn hình máy tính).

Giữ đúng tư thế khi ngồi học: ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ.

Khoảng cách phù hợp để đọc từ mắt đến trang sách: đối với học sinh cấp I là 25cm, cấp II là 30cm, cấp III là 35 cm. Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến sự nỗ lực về thị giác do việc gia tăng sức điều tiết của mắt, từ đó làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.

Đối với học sinh đã bị tật khúc xạ, ngoài các điều trên cần phải mang kính và mang kính đúng độ để mắt nhìn rõ và không phải điều tiết, tái khám mắt đo thị lực kiểm tra mỗi 6 tháng hoặc mỗi đầu học kỳ để theo dõi mức độ cận thị.

Đối với người lao động

Làm việc lâu bên máy tính thường khiến cho mắt bị mờ, khô, lâu dần sẽ mắc phải các tật về mắt. Để hạn chế những tác hại máy tính với mắt, nên đặt máy tính ở những nơi có độ sáng thích hợp, không chói lòa cũng không qúa tối. Thư giãn mắt sau mỗi giờ làm việc bằng cách nhắm mắt lại hoặc chớp mắt nhiều lần khi làm việc ở những nơi nhiều bụi và ánh sáng mạnh.

Chế độ ăn lành mạnh

Ăn thực phẩm giàu vitamin A giúp oxy hóa các chất gây hại cho mắt. (Ảnh minh họa)

Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cung cấp thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin A giúp oxy hóa các chất gây hại cho mắt. Các thực phẩm giàu vitamin A như: dầu gấc, cà chua, gan … Ngoài ra, vitamin E có trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, các loại hạt...cũng giúp mắt chống oxy hóa các chất có hại, giảm nguy cơ cườm mắt. Bên cạnh đó chất lutein có trong bắp, trứng, cải bó xôi ...giúp bảo vệ võng mạc mắt.

Để mắt nghỉ ngơi

Khi làm việc, học tập, mắt phải chịu những áp lực không kém não bộ, vì thế mắt cần được nghỉ ngơi. Hãy tạo thói quen tập thể dục cho mắt bằng cách chớp mắt liên tục, nhanh trong vòng 1-2 phút để tăng cường sự tuần hoàn máu, nhìn ra xa để co giãn đồng tử, giảm căng thẳng và mát- xa cho đôi mắt giúp duy trì cho mắt luôn khỏe mạnh.

Một số cách khác

- Kiểm tra mắt định kỳ sáu tháng một lần là cách tốt nhất giúp sớm phát hiện những bệnh về mắt để điều trị kịp thời;

- Nên đi khám mắt khi có biểu hiện lạ;

- Khi đi ra ngoài nắng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt, tránh tia UV và tránh được bệnh đục nhãn mắt;

- Luôn đọc sách báo dưới ánh sáng tốt để tránh căng thẳng cho mắt;

- Cứ sau nửa tiếng làm việc bằng mắt nên cho mắt nghĩ bằng cách nhìn chỗ khác hoặc nhìn vật thể ở xa.

Bài nổi bật

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY