Bệnh thận là gì?
Bệnh thận là căn bệnh xảy ra khi một trong hai quả thận của bạn bị tổn thương và không thể hoạt động được một cách bình thường. Bệnh thận có nguy cơ chuyển sang mãn tính nếu như không được điều trị kịp thời mà cứ để bệnh diễn tiến nặng hơn. Tình trạng nặng nhận của bệnh thận đó là suy thận, khi đó thì các chức năng làm việc của thận không còn hoạt động nữa, người bệnh sẽ buộc phải chạy thận nhân tạo nếu như muốn duy trì sự sống.
Cơ chế hoạt động của thận
Thận là cơ quan vô cùng quan trọng và cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Chúng có nhiệm vụ chính đó là lọc các chất cặn bã, nước thừa và các tạp chất khác ra khỏi máu. Những chất độc này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được loại bỏ trong quá trình đi tiểu. Thận cũng giúp điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Ngoài ra thận còn giúp tạo ra các hormone điều chỉnh huyết áp và kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Thận thậm chí còn kích hoạt một dạng vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, từ đó khiến xương trở nên chắc khỏe hơn.
Nguyên nhân của các loại bệnh thận có thể gặp phải
Các chứng bệnh về thận xảy ra khi mà thận của bạn bị tổn thương và không thể lọc máu được như bình thường. Khi đó các tổn thương và chất độc vì thế mà bị tích tụ trong nhiều năm, khiến cơ thể suy nhược. Các loại bệnh thận mà cơ thể có thể gặp phải cũng như nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm như sau:
- Viêm cầu thận: Các cầu thận chịu trách nhiệm lọc máu bên trong thận bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Bệnh thận đa nang: Là tình trạng rối loạn di truyền khiến cho các u nang chứa chất lỏng hình thành rất nhiều bên trong thận, từ đó làm giảm khả năng làm việc của thận.
- Tăng huyết áp xơ vữa thận: Là tình trạng tổn thương ở thận do sự tăng huyết áp mãn tính không kiểm soát được.
- Bệnh thận màng: Xảy ra khi có sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến cho các màng lọc chất thải của thận bị tấn công và làm giảm khả năng làm việc của thận.
- Trào ngược dịch mũi, họng: Là tình trạng nước tiểu bị chảy, trào ngược lên mũi, họng.
- Hội chứng thận hư: Là tập hợp các triệu chứng khiến thận bị hư tổn kéo dài trong nhiều năm.
- Nhiễm trùng thận: Thận bị nhiễm trùng bên trong các bể thận và gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của thận.
- Bệnh thận do đái tháo đường: Là tổn thương hoặc rối loạn chức năng của các dây thần kinh hoạt động ở thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thận là gì?
Trong giai đoạn đầu của bệnh thận, người bệnh thường không có các triệu chứng hoặc dấu hiệu đáng chú ý. Khi bệnh thận trở nên nặng hơn, các triệu chứng sẽ xuất hiện dễ dàng có thể nhận thấy bao gồm như sau:
- Nhu cầu đi tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mức năng lượng thấp.
- Ăn không ngon.
- Sưng, phù nề ở bàn tay, bàn chân và mắt cá chân của bạn.
- Cảm thấy khó thở.
- Có lẫn máu trong nước tiểu của bạn.
- Trong nước tiểu có rất nhiều bọt.
- Đôi mắt sưng húp.
- Làn da khô và ngứa.
- Khó tập trung.
- Khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
- Tê bì chân tay thường xuyên.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chuột rút cơ bắp thường xuyên.
- Huyết áp cao.
- Sạm da.
Các biến chứng của bệnh thận xảy ra nếu không chữa trị kịp thời
Nếu thận của người bệnh không hoạt động một cách bình thường, thì phần còn lại của cơ thể cũng sẽ không hoạt động được như trước nữa. Một số biến chứng của bệnh thận mãn tính có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời:
- Số lượng hồng cầu thấp (gây ra bệnh thiếu máu).
- Xương trở nên yếu và giòn hơn.
- Dễ mắc bệnh gout.
- Nhiễm toan chuyển hóa. Đây là tình trạng mất cân bằng hóa học (axit-bazơ) trong máu do suy giảm chức năng làm việc của thận.
- Huyết áp cao.
- Mắc bệnh tim, bao gồm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
- Nồng độ Kali cao (tăng kali máu), ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của tim.
- Nồng độ Phốt pho cao (tăng Phốt phát trong máu).
- Tích tụ chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay, thậm chí dễ tích tụ chất lỏng trong phổi của bạn.
- Rối loạn cương dương và các vấn đề về khả năng sinh sản ở người bệnh là nam giới.
- Giảm phản ứng miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Điều trị bệnh thận như thế nào cho đúng?
Nếu như người bệnh để bệnh thận phát triển đến giai đoạn mãn tính thì sẽ không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được. Thế nhưng người bệnh có thể thực hiện các bước dưới đây trong giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính để duy trì mức độ hoạt động của chức năng thận cao hơn trong một thời gian dài:
- Hãy luôn thực hiện và duy trì các cuộc thăm khám định kỳ với các bác sĩ thận hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực.
- Luôn kiểm soát lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Tránh dùng thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể làm cho bệnh thận của bạn nặng hơn.
- Kiểm soát mức huyết áp của bạn trong mức cho phép.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về những thay đổi hữu ích trong chế độ ăn uống. Thay đổi chế độ ăn uống có thể bao gồm hạn chế chất đạm, ăn thực phẩm làm giảm lượng cholesterol trong máu và hạn chế lượng natri (muối) và kali.
- Ngừng hút thuốc và sử dụng rượu bia nếu như bạn đang lạm dụng chúng.
- Điều trị triệt để bệnh thiếu máu (nếu có).
- Luôn tập thể dục và vận động vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh nguy cơ bị béo phì và tăng cân.